Bài viết được dịch từ chia sẻ gốc: The Other Environmental Crisis.
—
Trong một kỳ nghỉ cùng nhau, rất nhiều lần chủ đề này đã được đưa ra tranh luận: “Nhiều thứ đã lặng lẽ biến mất khỏi cuộc sống bình thường.”
Chúng tôi đã chơi một trò chơi đố chữ, yêu cầu người chơi phải đưa ra ví dụ từ các bộ danh từ không rõ nghĩa: các nhãn hiệu dầu gội, đạo diễn phim, các loại cá. Khi từ “mô hình thời trang” xuất hiện, chúng tôi nhận thấy không ai có thể đưa ra một ví dụ về từ này trong thời đại bây giờ.
Vào những năm 1990, vài trong số những người nổi tiếng nhất trên thế giới là những người mẫu thời trang, nhưng đến một thời điểm nào đó, những người mẫu nổi tiếng thế giới này đã trở nên lỗi thời. Không một ai cảm thấy buồn về điều này, nhưng điều dường như có vẻ thú vị đó là chúng ta cũng chẳng hề nhận thấy sự biến mất của họ cho đến hai mươi năm sau đó.
Trước đó, mẹ của tôi đã không thể tạo ra một công thức nấu ăn đặc biệt bởi vì bà không có đủ đường và không muốn đi ra cửa hàng để mua nó. Có người hỏi, “Này, tại sao bác không gõ cửa hàng xóm bên cạnh để xin một ít đường? Từ khi nào mà bác không làm thế nữa?”
Nghe xấu hổ thật. Một lần nữa. Không một ai nhận ra điều đó đã biến mất, chúng ta chỉ biết rằng truyền thống vay mượn đồ dùng từ hàng xóm đã dừng lại ở một thời điểm nào đó.
Trước đây, tôi cũng không hề nhận ra sự thay đổi này. Chúng ta có xu hướng chỉ để ý cho đến khi những trải nghiệm mới lạ bước vào cuộc sống của mình – điện thoại thông minh, Uber, Google Home – nhưng không phải khi những thứ quen thuộc cũ kỹ trong đời sống ngừng xảy ra. Tôi nhớ chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên của gia đình tôi, nhưng lại chẳng hề nhớ chiếc điện thoại quay số cũ mà mình từng có.
Vào năm 2017, David Byrne đã xuất bản một bài viết cảnh báo về một trải nghiệm quen thuộc khác cũng đang lặng lẽ biến mất trong đời sống con người: sự tương tác trực tiếp giữa người với người.
Ông đã chỉ ra rằng các công nghệ mới đang dần được hợp lý hóa trong đời sống – dịch vụ mua đồ tiết kiệm Amazon Prime, Airbnb, công nghệ tự thanh toán, dịch vụ stream nhạc, mạng xã hội, dịch vụ giao thức ăn DoorDash – có xu hướng trở nên như vậy bằng cách loại bỏ nhu cầu tương tác giữa con người với con người.
Điều mà phần lớn công nghệ này dường như có điểm chung đó là nó loại bỏ nhu cầu đối mặt trực tiếp giữa con người. Giới công nghệ không tuyên bố hay thừa nhận điều này như là mục tiêu cơ bản của họ, nhưng dường như đây thường là hậu quả. Tôi nghĩ rằng có lẽ đấy là mục tiêu chính.
-David Byrne
Airbnb cho phép bạn đặt chỗ ở, nhận phòng và trả phòng mà không cần gặp người khác.
Spotify cho phép bạn truy cập vào âm nhạc gần như không có giới hạn và thậm chí còn đề xuất cho bạn những bài hát bạn thích. Điều này đã khiến các cửa hàng băng đĩa không thể tồn tại, chấm dứt mọi tương tác diễn ra ở các cửa hàng và bất cứ nhu cầu nói chuyện với người hâm mộ âm nhạc khác để tìm hiểu về các bản nhạc mới.
Khi bạn đặt một chiếc taxi hoặc chia sẻ đi xe bằng cách dùng một ứng dụng, bạn không còn tương tác với tài xế, thậm chí chỉ là để cho họ biết địa chỉ. Họ đã có dữ liệu họ cần. Chẳng mấy chốc, bạn sẽ chẳng còn cần lựa chọn trò chuyện bởi vì sẽ chẳng còn tài xế nữa.
Amazon đang thử nghiệm cửa hàng tự động. Bạn tự quét chính mình, chọn thứ bạn thích, và đi ra khỏi cửa hàng mà chẳng cần quan tâm tới việc thanh toán. Tài khoản của bạn sẽ tự động bị trừ.
Nhiều người bây giờ đều đã có trải nghiệm đầu tiên với một “nhà hàng ipad tại sân bay”, nơi mà bạn ngồi xuống mà không được chào hỏi, quẹt thẻ, chạm vào hình ảnh bữa ăn bạn muốn trên màn hình, và một lúc sau, một người sẽ xuất hiện và đặt đồ ăn trước mặt bạn. Kể cả giao tiếp bằng mắt cũng không xảy ra, trừ khi có điều gì đó không ổn.
Hãy tưởng tượng mười năm nữa theo hướng này. Hãy tưởng tượng năm mươi năm nữa theo hướng này.
Sự tương tác giữa người với người có thể không phải đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, nhưng nó đang lặng lẽ mất dần đi những nét đẹp tuyệt vời trong bản tính con người. Công nghệ đang khiến cho các tương tác thật sự trở nên ít cần thiết ở nơi làm việc, ở nhà và bất cứ nơi nào khác, điều đó nghĩa là tương tác con người trên thế giới trở nên ít dần đi so với một thập kỷ trước.
Sự mất mát này là do suy thoái môi trường, chỉ là một loại suy thoái mới. Cuộc sống môi trường xảy ra ở – nơi làm việc, ở nhà, khu vực công cộng, sân bay, cửa hàng – đang trở nên ít hiếu khách hơn với sự phát triển tự nhiên của giao tiếp bằng mắt, đối thoại có ý nghĩa và đồng cảm hơn trước đây đã từng.
Vì vậy, có lẽ chúng ta nên suy nghĩ về những nỗ lực bảo tồn. Chúng ta không thể từ chối hoàn toàn các công nghệ tự động, nhưng chúng ta có thể thiết lập lại những đêm chơi board game, ăn tối, tiệc, câu lạc bộ sách, và những môi trường khác cùng nhau nơi mà những tương tác thực sự được diễn ra một cách tự nhiên.
Tôi chỉ nói đùa chút thôi. Có lẽ vẫn chưa là cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhưng tương tác giữa người với người thực sự đang trở nên hiếm hơn, và thật khó có thể nhìn thấy làm thế nào mà xu hướng này sẽ tự đảo ngược, nếu mỗi thế hệ lớn lên ít quen với việc trao đổi trực tiếp hơn so với trước đây. Tôi chỉ nghĩ rằng chúng ta nên để mắt đến sự tương tác của con người để nó không bị mất đi khi chúng ta đang làm một việc khác.
Một trong những tòa nhà tôi đi qua khi đi bộ về nhà là một cửa hàng bán đồ thêu đan. Gần như mỗi khi tôi đi qua vào bữa tối, cửa hàng đều sáng trưng và có một bàn gồm 6 hoặc 8 người phụ nữ, trẻ em ở độ tuổi thiếu niên và người đã ngoài 80 tuổi, ngồi đan mũ và khăn quàng cổ, trò chuyện cùng nhau. Đấy là một cảnh tượng đầy yên lòng.
Ảnh đầu bài: Lou Levit