Bài viết được dịch từ chia sẻ gốc: Self-control.
—
Tự chủ là khả năng kiểm soát bản thân, xét về việc làm chủ những khao khát và thèm muốn của bản thân. Những người tự chủ có thể kiềm chế điều họ muốn để đảm bảo rằng họ không quá mê đắm hay không quá kham khổ.
Nhà thần học và nhà triết học thời trung cổ St Thomas Aquinas từng nói, những người có tính tự chủ có thể “bảo toàn cuộc đời của họ”. Hay nói cách khác, họ có thể làm những điều đúng đắn để giữ cho bản thân họ luôn lành mạnh và hạnh phúc.
3 thói quen tự chủ
Một người tự chủ sẽ khao khát những thứ mà anh ta nên (khao khát), vì anh ta nên (khao khát) và khi anh ta nên (khao khát).
Aristotle
Những người tự chủ có thể được cho là có 3 thói quen sau:
1. Self-Preservation (Tự bảo toàn bản thân)
Họ có một thái độ lành mạnh hướng tới “vật chất” và tập trung vào điều họ cần để sống thay vì điều họ muốn. Họ dùng điều họ cần để làm giàu cho cuộc sống của họ nhưng không bị cuốn theo một cách mù quáng. Họ không cố gắng lợi dụng người khác theo bất kỳ cách nào.
2. Self-Assertion (Tự khẳng định mình)
Họ hiểu rõ giá trị của riêng họ và thoải mái nói về điều họ nghĩ theo cách mà dành cơ hội cho cả những người khác cũng được lên tiếng. Họ quả quyết nhưng cũng nhẹ nhàng với mọi người và không tìm cách nâng bản thân mình lên hay hạ thấp người khác.
3. Self-Fulfilment (Tự hoàn thiện)
Tự hoàn thiện có mối quan hệ chặt chẽ với sức bật. Những người tự chủ hiểu rõ kiên nhẫn với những thử thách khó khăn nếu muốn tận dụng chúng để rèn luyện kỹ năng là điều rất quan trọng. Càng kiên trì càng học được nhiều và sẽ càng cảm thấy thỏa mãn.
Ví dụ về các kỹ năng không thể có được một cách dễ dàng nhưng lại mang đến cảm giác hài lòng vô cùng lớn có thể kể đến vẽ tranh, chơi nhạc cụ âm nhạc, học một chủ đề mới yêu thích hay các hình thức nghệ thuật khác.
Tự chủ cho phép chúng ta hiểu rõ khi nào chúng ta có đủ và tận hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống một cách vừa đủ mà không quá ham muốn.
Định nghĩa về tự chủ
Tiền đề của tự chủ là sử dụng lý trí để kiểm soát bản năng, cho dù bản năng đó hướng tới một hành vi xấu hay chống lại một thứ mà có lợi cho chúng ta.
Trong thời đại của sự hài lòng ngay lập tức (instant gratification), tự chủ có lẽ là một phẩm chất “bất thường” và ít được coi trọng, nhưng đây lại là kỹ năng rất đáng để đạt được.
Bạn sẽ biết bạn cần luyện tập sự tự chủ khi bạn cảm thấy một trong hai điều sau đây:
- Vô cùng khao khát làm thứ gì đó rất hấp dẫn dù rằng bạn biết nó không hề tốt cho bạn, đặc biệt nếu quá sa đà; hoặc
- Ghét cay ghét đắng ý tưởng làm một việc gì đó, đặc biệt dù nếu khi đó, bạn biết nó tốt cho bạn.
Tự chủ và nghiện ngập
Cần phải nhấn mạnh rằng ở điểm này, nghiện ngập có thể không hoàn toàn được xem như là việc mất tự chủ. Mặc dù có những quan điểm khác nhau về liệu các cơn nghiện như nghiện tình dục có thực sự tồn tại nhưng chắc chắn một người có thể trở nên rất nghiện một loại chất nào đó, chẳng hạn như thuốc, rượu hoặc một hành vi nhất định. Khi đã nghiện, một người rất khó để “trở nên bình tĩnh”. Họ cần một sự giúp đỡ, lời khuyên, hỗ trợ hoặc thậm chí là điều trị lâm sàng.
Điều này cũng áp dụng tương tự với những người mà có ham muốn quá mức một thứ gì đó dù không hề tốt với họ như nghiện đồ ăn, nghiện rượu, trải qua các rối loạn ăn uống như chứng chán ăn, và những người mà có những ham muốn bất thường hoặc không được xã hội chấp nhận như ái tử thi.
Đánh giá khả năng tự chủ của bản thân
Bạn có thể mường tượng về mức độ tự chủ của mình bằng việc nghĩ về thứ bạn thực sự muốn như đồ ăn, nước uống, hay vật gì đó. Giả sử, bạn thấy mình thực sự thích sô-cô-la.
Bây giờ, hãy dùng thang điểm từ 1 đến 10 để đánh giá bản thân cho các câu hỏi sau:
- Bạn thực sự muốn sô-cô-la vào những dịp phù hợp và với lượng phù hợp nhiều như thế nào?
- Độ mạnh của sự thỏa mãn mà bạn có được từ việc mua, thưởng thức hay sở hữu một miếng sô-cô-la?
- Bạn thất vọng như thế nào nếu bạn không thể có nó?
Hãy để ý tới việc xem xét liệu bạn có cảm thấy mình đang bị kiểm soát bởi sự thèm muốn thứ đó (chẳng hạn, bạn có lẽ nhận thấy bản thân đang nghĩ “tôi thực sự phải có vài miếng sô-cô-la ngay bây giờ”).
Đau khổ bởi vì không thể có nó (chẳng hạn, “Cả ngày nay tôi chẳng hề mua được miếng sô-cô-la nào bởi vì cửa hàng đóng cửa. Ngày hôm nay của tôi thực sự chẳng ra gì”).
Tự chủ (chẳng hạn, “Tôi chưa hề ăn miếng sô-cô-la nào trong vài ngày rồi, thế nên giờ chỉ có một miếng nhỏ này cũng tốt. Tuy nhiên, có lẽ tôi sẽ để dành nó cho tới ngày mai bởi vì tôi vừa ăn vài miếng bánh khác lúc nãy”).
Quá trình này sẽ giúp bạn đánh giá liệu mong muốn của bản thân có hợp lý hay quá mức và liệu bạn có bị mê đắm vào thứ bạn muốn.
Cảnh báo!
Muốn thứ gì đó không đúng KHÔNG bao giờ là một điều tốt đẹp. Cho dù đó là muốn một thứ không đúng đắn về mặt pháp luật, đạo đức, luân lý, hay đơn giản chỉ là nó không tốt với bạn, đấy cũng luôn là một vấn đề.
Một sự chuyển hướng: Xấu hổ
Nếu bạn làm thứ gì đó mà bạn biết là bạn không nên làm, chẳng hạn như ăn hay uống quá nhiều, bạn có thể cảm thấy xấu hổ.
Nói chung, xấu hổ được truyền dẫn bởi một cảm giác thất vọng cá nhân về việc để cho bản thân mình bị đi xuống và do đó, sẽ giúp cho việc phát triển khả năng tự chủ tốt hơn. Lần tới khi bạn bị cám dỗ, hãy cố gắng nhớ đến lần gần đây nhất bạn đã cảm thấy xấu hổ như thế nào và điều đó sẽ giúp bạn luyện tập sự tự kiềm chế cần thiết.
Phát triển sự tự chủ
Như đã nói từ trước, tự chủ là về việc dùng lý trí để làm chủ bản năng.
Bạn có thể sử dụng một số câu hỏi dưới đây để hỏi bản thân khi bạn thực sự thèm muốn một thứ bất kỳ. Chúng có thể giúp bạn vận dụng lý trí để đánh giá cảm giác thèm muốn.
- Bạn muốn những thứ gì, và muốn bao nhiêu? Bạn có khao khát một lượng vừa phải, quá nhiều hay quá ít? Không sao cả nếu muốn một ít, nhưng nếu ngay khi bạn đã có “một ít đó”, bạn lại nhanh chóng muốn/tìm kiếm nhiều hơn thì điều này không hề tốt. Nếu bạn muốn số lượng rất lớn thì sức khỏe và hạnh phúc của bạn cũng ảnh hưởng. Do vậy, đây cũng là điều không hề tốt.
- Bạn thèm muốn một thứ nhiều như thế nào? Bạn sẽ quyết tâm bao nhiêu để có được nó? Nếu bạn phải hành động bất hợp pháp hay rơi vào cảnh nợ nần để giành được nó thì sự thèm muốn rõ ràng đã quá mức.
- Bạn cảm thấy vui như thế nào ngay cả khi chưa đạt được thứ bạn muốn? Bạn có tận hưởng cảm giác này đủ để khiến thứ bạn muốn trở trên có ý nghĩa hơn hay đơn giản là chuyển hướng sang muốn nhiều hơn hoặc muốn một thứ khác?
- Khi nào bạn bạn cảm thấy hài lòng với việc muốn thứ gì đó vừa đủ? Bây giờ là thời điểm phù hợp hay “sau đó” hay một dịp khác?
- Không có được thứ bạn muốn khiến bạn đau khổ đến mức nào? Có quá mức khi nói nó sẽ phá hỏng niềm vui của bạn và của những người khác?
Đưa lý trí vào tất cả những câu hỏi này sẽ giúp bạn áp dụng sự tự chủ khi bạn cần làm như thế.
Tìm kiếm sự cân bằng
Tự chủ không phải là tiết chế hoàn toàn, nó là tìm kiếm sự cân bằng cho chính bạn.
Có một câu tục ngữ thế này “một chút của thứ bạn thích thú sẽ có lợi cho bạn”, và miễn là nó hợp pháp hoặc không có ảnh hưởng xấu thì gần như điều này chắc chắn đúng. Phủ nhận thứ bạn muốn cũng tệ như việc nuông chiều bản thân quá mức vậy. Chắc chắn nó sẽ nhanh chóng cướp mất rất nhiều niềm vui trong cuộc sống của bạn.
Bạn có thể tìm thấy một sự cân bằng bằng cách nghĩ kỹ về sự thèm muốn của bạn áp dụng cách đặt những câu hỏi như trên, và xem thử khi có “quá ít”, “quá nhiều” hoặc “vừa đủ”, bạn sẽ như thế nào.
Khi đã có hiểu biết đúng đắn, bạn sẽ nỗ lực để có “đủ” và tìm đúng hướng để phát triển sự tự chủ của mình.
Ảnh đầu bài: Kelly Sikkema.