Sở hữu một ý chí sắt đá là điều mà ai cũng muốn nhưng trước khi tìm hiểu cách tăng sức mạnh ý chí thì trước hết, chúng ta cần phải nắm rõ ý chí là gì và tại sao, rất nhiều lần chúng ta nhụt chí? Thực tế, ý chí là nguồn lực có hạn.
Điều gì khiến bạn hối tiếc nhất vì đã không làm trong năm ngoái?
Không hoàn thành mục tiêu?
Thất tình chỉ vì bạn không đủ can đảm để níu kéo?
Thi lại môn?
Làm tổn thương người thân chỉ vì sự nóng giận?
Đặt ra bao nhiêu kế hoạch đầu năm nhưng cuối cùng chúng vẫn nằm trên giấy?
Giảm cân nhưng cuối cùng lại tăng cân?
Muốn dậy sớm nhưng vẫn ngủ nướng?
Muốn có nhiều thời gian làm việc khác nhưng vẫn không dứt bỏ được thói quen lướt Facebook?
Hối tiếc và những lời quyết tâm. Những thứ này có một điểm chung. Đó chính là ý chí (Willpower). Thiếu và cần ý chí.
Vậy thì chính xác ý chí là gì? Có lẽ, bạn đã từng nghe từ này nhưng dường như, bạn cho rằng ý chí giống với một thế lực thần bí khủng khiếp nào đó. Bạn nghĩ nó như thể là thứ gì đó bẩm sinh, và rằng có người được sinh ra với nhiều ý chí hơn những người khác. Đó là thứ gì đó mà bạn ước mình có nhiều hơn trong người nhưng chẳng biết làm cách gì để sở hữu nó cả.
Thật hạnh phúc biết bao khi sự thật, ý chí là nguồn năng lượng đích thực – một nguồn sức mạnh mà có thể cạn kiệt, được tăng cường và được dự trữ. Nếu học được cách “chạm” vào nó và biết cách kiểm soát nó thì một người bất kỳ có thể làm chủ được bản thân mình và đạt được bất cứ điều gì mình muốn.
Ý chí là gì?
“Kiểm soát bản thân (Self-control) là sự tự chủ (self-mastery). Nó là vương quyền của mọi cuộc đời. Ở trung tâm con người bạn, khiến bạn thoải mái. Chiếc ghế của bạn phải là ngai vàng. Nếu không kiểm soát được bản thân, nếu có bất kỳ sức mạnh nào trong bản tính con người bạn ngang bướng, không thừa nhận sự thống trị của bạn thì bạn không phải là ông vua mà đáng lẽ bạn phải trở thành. Một phần trong vương quốc của bạn đang nổi dậy. Sức mạnh cuộc đời bạn đang bị phân tách. Một người mạnh mẽ là người mà cả con người anh ta phụ thuộc vào anh ta”. James Russell Miller, The Beauty of Self-Control (tạm dịch: Vẻ đẹp của sự tự chủ), 1911.
Giống như nhiều sự thật vĩ đại khác, bản chất và tầm quan trọng của ý chí đã được nắm bắt bởi tổ tiên của chúng ta, bị lãng quên theo thời gian và sau đó được khám phá lại và sửa đổi bởi khoa học hiện đại.
Tầm quan trọng của ý chí
Các nhà tâm lý học lúc nào cũng hăng say tìm kiếm các đặc điểm tính cách mà liên quan tới những thành quả tích cực trong cuộc sống. Mặc dù có rất nhiều điểm khác nhau nhưng chỉ có hai nhân tố được tìm thấy là nhất quán đưa mọi người tới một mức độ cao hơn của hạnh phúc, sức khỏe, thành công: chính là sự thông minh và ý chí. Trong khi khoa học chưa tìm ra một giải pháp tối ưu nào để cải thiện trí thông minh của một người trong dài hạn thì cách duy nhất nằm trong sự kiểm soát của chúng ta đó là ý chí.
Có một thí nghiệm về “kẹo dẻo” (marshmallow) chắc hẳn bạn đã được nghe rất nhiều, cụ thể như thế này: Các nhà khoa học cho những đứa trẻ 4 tuổi ở một mình trong một căn phòng với 1 chiếc kẹo dẻo để trước mặt từng đứa. Chúng có hai lựa chọn: một là ăn chiếc kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm 15 phút nữa mới ăn thì sẽ được nhận thêm 1 chiếc kẹo. Những đứa trẻ với khả năng tự chủ cao nhất, những đứa mà có thể chờ để được nhân đôi số kẹo chúng đang có thì lớn lên sẽ trở thành những người quyết đoán hơn – những người mà có điểm cao hơn trong các bài kiểm tra và có những mối quan hệ tốt đẹp.
Một nghiên cứu khác kiểm tra 36 tính cách khác nhau của một nhóm trẻ em, chỉ có duy nhất một đặc điểm là ý chí mà sau này sẽ gắn kết chặt chẽ với điểm số của chúng ở trường đại học. Thực tế, sự tương quan giữa ý chí và điểm GPA còn mạnh hơn mối tương quan giữa điểm số trong tương lai và các chỉ số IQ (chỉ số thông minh) hay SAT (bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa).
Những nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng những người có mức độ tự chủ cao hơn có sự ổn định về mặt cảm xúc hơn và ít trải qua các trạng thái giận dữ, lo lắng, khủng hoảng và lạm dụng thuốc và rượu. Họ cũng trở thành những ông chủ nổi tiếng, có nhiều bạn bè và có khả năng có những cuộc hôn nhân bền vững và ít ly dị. Tất cả những lợi ích này vẫn đúng thậm chí khi những kết quả còn bị tác động bởi tầng lớp, chủng tộc và trí thông minh. Ngoài ra, đối với những đứa trẻ sinh đôi được nuôi nấng trong cùng một nhà thì đứa trẻ nào có ý chí mạnh mẽ hơn cũng cho thấy các kết quả tương tự.
“Sức mạnh trong cuộc đời bạn được đo lường bởi sức mạnh ý chí của bạn” – Henry Van Dyke.
Rất dễ dàng để nhìn thấy tại sao lại có sự tương quan cao giữa mức độ ý chí và những gì bạn vươn tới trong cuộc đời. Tất cả thành công, hạnh phúc và sự hài lòng sẽ đạt được bằng cách tối thiểu hóa những lo lắng, điều tiêu cực và tối đa hóa các quyết định và thói quen tích cực. Một người có ý chí mạnh mẽ hơn tiến 5 bước và lùi 1 bước, trong khi một người nhụt chí hơn sẽ tiến 2 bước và lùi 1 bước. Do đó, không quá khi mô tả ý chí như là chất lượng tuyệt đối không thể thay thế trong việc quyết định những gì đạt được trong cuộc đời bạn – bất kể bạn sẽ là một siêu nhân hay là người thường, nhà vua hay nô lệ, con người hay là một con chuột.
Hiểu rõ ý chí (Willpower)
Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu một định nghĩa chung nhất về ý chí.
Ý chí là khả năng mà một người có thể kiểm soát bản thân và các quyết định của mình. Đó là khả năng trì hoãn sự tưởng thưởng và lựa chọn những phần thưởng lâu dài thay vì cái lợi trước mắt.
Nhiều nghiên cứu cũng ủng hộ cho quan điểm rằng ý chí và khả năng trì hoãn sự tưởng thưởng cực kỳ quan trọng cho một cuộc sống thành công và năng suất.
Về cơ bản, năng lượng tinh thần (mental energy) cho phép bạn điều khiển hành động theo 4 loại hành vi:
- Suy nghĩ: Ý chí giúp bạn tập trung vào điều bạn muốn nghĩ bằng cách chặn đứng các suy nghĩ không liên quan khác.
- Cảm xúc: Bạn không thể buộc bản thân mình cảm thấy vui hay buồn. Nhưng bạn có thể quyết định hành động bằng cách thay đổi cảm xúc hiện tại để nâng tinh thần bạn lên, chẳng hạn “tôi cảm thấy chán nản. Tôi sẽ chạy một lúc”.
- Sự thôi thúc: Thôi thúc là những thứ kiểu như thế này “tôi muốn ăn miếng bánh đó”, “tôi muốn đánh gã đó”, “tôi muốn kiểm tra email thay vì làm việc”. Mặc dù có nhiều cách để tối thiểu hóa sự thôi thúc kiểu như thế này nhưng bạn không kiểm soát trực tiếp được việc chúng xuất hiện trong đầu bạn. Tuy nhiên, ý chí sẽ giúp bạn điều chỉnh được cách bạn phản ứng với sự thôi thúc. Bạn sẽ phớt lờ nó hay là hành động theo sự thôi thúc đó?
- Kiểm soát hiệu quả: Điều này giải quyết cách mà bạn có thể tập trung và toàn tâm toàn ý vào một công việc, bạn có thể kiên trì thực hiện một thứ bao lâu trước khi từ bỏ, bạn bỏ ra bao nhiêu nỗ lực trong khi làm những phần khác nhau của một bài tập hoặc một công việc, bạn quản lý thời gian tốt như thế nào…
Về cơ bản, bất cứ khi nào bạn có khao khát làm thứ gì mà nó lại mâu thuẫn với những mục tiêu dài hạn và giá trị cốt lõi của bạn thì ý chí là thứ mà sẽ phát huy tác dụng và nỗ lực để giữ bạn đi đúng hướng. Ý chí càng mạnh thì cơ hội bạn đưa ra các quyết định sát với mục tiêu của bạn càng lớn. Ý chí là thứ cho phép bạn lựa chọn con đường và bền gan trên con đường đó bất chấp mọi rào cản, sự kháng cự và nhu nhược.
Mặc dù sự thật là tâm vô thức (unconscious mind) khiến chúng ta đưa ra lựa chọn và hành xử theo cách mà không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra và rằng không phải lúc nào cũng lý trí nhưng sự dao động của tâm vô thức lớn hơn khi cần đưa ra các quyết định ngắn hạn. Ý chí hoạt động như lực kiểm soát tìm kiếm các khuôn mẫu, sự kết nối giữa hành vi hiện tại và các mục tiêu dài hạn của chúng ta, và sau đó tạo ra những sửa đổi tiến trình (course correction) để giữ cho chúng ta đi đúng hướng. Hay nói cách khác, ý chí là thuyền trưởng của một con tàu, mặc dù gió và sóng có thể đẩy tàu đi nhưng thuyền trưởng liên tục phải vào nhìn vào la bàn để điều chỉnh bánh lái nhằm giữ tàu đi đúng hướng.
Rất hữu ích khi tưởng tượng ý chí trong hình ảnh xa xưa của thiên thần và ác quỷ ngồi trên hai vai của bạn, nhưng hình ảnh này có vẻ mang tính tôn giáo. Thay vào đó, hãy thay thiên thần bằng việc tưởng tượng Teddy Roosevelt (tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ) và ác quỷ là Al Bundy (nhân vật chính trong phim Married… With Children). Teddy bảo bạn rằng, “anh bạn, hãy đọc cuốn sách đó đi”, còn Al thì lại thì thầm vào tai bạn là “hãy lấy chai bia kia và ngồi trước màn hình tivi nào”. Ai sẽ là người chiến thắng? Điều này còn tùy thuộc vào sức mạnh của Teddy trong so sánh với AL ở từng thời điểm nhất định.
Sách hay về ý chí mình đã đọc:
Phần 2: Tại sao chúng ta lại dễ dàng nản chí và cách rèn luyện ý chí sắt đá?
With Love
Bài viết được tổng hợp từ các nguồn:
Cảm ơn Vân Anh! Đang chờ P2…
Dạ, em cảm ơn anh nhé, sẽ có trong tuần sau nha anh. hihi
Haha, lại tìm được một blogger nữ khác trong cộng đồng tại Việt Nam. Bài viết khá thú vị, và hi vọng chúng ta có thể hợp tác qua lại sau này!
Cảm ơn bạn nhé. Mình cũng vừa ghé thăm blog của bạn. hì hì.
“khả năng trì hoãn sự tưởng thưởng cực kỳ quan trọng cho một cuộc sống thành công và năng suất.” hình như đoạn này mất link bạn à, thanks bài viết hay
Cám ơn bạn nhé, mình sửa rồi nha bạn.
Mọi người cho mình hỏi:Sự tưởng thưởng là gì vậy? Trong câu “trì hoãn sự tưởng thưởng”.
Tưởng thưởng hiểu ở đây là phần thưởng cho bản thân em nhé. Em dành cho bản thân những phần thưởng ấy
Là suy nghĩ hành động ăn mừng hay chiều chuộng cho những nhu cầu đơn giản của bản thân
Hey there! I know this is kinda off topic however I’d figured I’d ask.
Would you be interested in trading links or maybe guest writing a
blog post or vice-versa? My blog covers a lot of the same subjects as yours and
I feel we could greatly benefit from each other. If you’re interested feel free to send
me an email. I look forward to hearing from you! Excellent blog by the way!