Bài viết được dịch từ chia sẻ gốc: On Being Scared All the Time.
—
Một cách tiếp cận tiêu chuẩn khi cố gắng làm dịu bớt những nỗi lo lắng triền miên trên đó là xem xét lần lượt mỗi nỗi lo và tập hợp những lý lẽ hợp lý để chống lại những vấn đề có thể xảy ra đó. Tuy nhiên, đôi khi cũng tốt khi không nhìn vào từng nỗi lo một cách chi tiết; thay vào đó, nhìn nhận tổng thể rằng lo lắng xuất hiện chỉ là để lấn át cuộc sống của chúng ta mà thôi.
Trong một bài giảng, nhà phân tâm học vĩ đại người Anh Donald Winnicott đã từng nói một câu rất thú vị như thế này: “Tai ương mà bạn sợ sẽ xảy ra, thực tế, đã xảy ra.” Khi chúng ta lo lắng, lẽ tự nhiên chúng ta tự dính chặt mình vào điều sẽ xảy ra tiếp theo: đó là tương lai, với nhiều những khả năng có thể của bi kịch, khiến tâm trí chúng ta trở thành đấu trường với hàng loạt những suy nghĩ khủng hoảng. Nhưng trong luận điểm đầy bất ngờ trên của Winnicott, còn có một thứ khác cũng được tiết lộ: thảm họa mà chúng ta sợ sẽ lộ diện thực sự ở phía sau chúng ta.
Ở đây có một nghịch lý: tại sao chúng ta liên tục mong đợi thứ gì đó xảy ra mà đã xảy ra? Tại sao chúng ta không phân biệt hiện tại với quá khứ tốt hơn? Câu trả lời của Winnicott rằng đấy là bản chất của các sự kiện bi thương đã trải qua từ thuở nhỏ nhưng chưa được xử lý một cách hợp lý, dẫn tới chúng ám ảnh chúng ta một cách vô lý ở tuổi trưởng thành, giống như một cái chết mà không được chôn cất và khóc thương tử tế. Chúng không hiển hiện rõ ràng và trực tiếp như những lời rên rỉ, than vãn trong quá khứ. Nhưng chúng cũng lộ diện một cách hoàn hảo được ngụy trang bởi những nỗi e sợ cực độ về tương lai mà chẳng hề có cơ sở thuyết phục. Chúng nhồi nhét vào đầu chúng ta rằng thứ gì đó khủng khiếp sẽ xảy ra, chúng làm lu mờ chúng ta khỏi việc nhìn thấy chúng đã từng xảy ra rất lâu trong quá khứ.
Chẳng hạn, vài người cực kỳ khủng hoảng và luôn lo lắng về việc một ngày nào đó sẽ bị làm nhục và bẽ mặt. Không hề có một lý do rõ ràng rằng điều này sẽ xảy ra trong thực tại khách quan, nhưng họ lại bị thuyết phục, bởi vì đấy chính xác là những thứ đã xảy ra với họ khi còn bé, lúc vẫn còn ở trong vòng tay của bố mẹ. Hoặc, có người lại lo sợ bị người yêu bỏ, không phải vì hiện tại, người họ yêu có biểu hiện không chung thủy mà là vì trước đây, họ đã từng bị một người khác đối xử như thế.
Hiểu những nỗi lo lắng của chúng ta chiếm giữ tuổi thơ của chúng ta như thế nào sẽ mang đến một cảm nhận mới, rằng không có nhiều thứ trong tương lai mà chúng ta nên lo lắng giống như trong quá khứ. Chúng ta có thể buồn thay vì cảm thấy kinh hãi và đau khổ. Chúng ta có thể hối tiếc về bản thân mình thời trẻ thay vì khủng hoảng về tương lai – thứ mà không ai biết trước.
Trân trọng một chuỗi dài những lo lắng thời thơ ấu, chúng ta sẽ nhận ra chúng ta có thể thích nghi và cải thiện cách mà chúng ta phản ứng với những thứ đang cảnh báo cho chúng ta. Nếu chúng ta được nuôi dưỡng và giáo dục tốt, chúng ta sẽ được truyền dạy các bước đi đúng đắn để hiểu ra khi nào thì bi kịch có thể xảy ra, chúng ta sẽ biết cách vươn ra xa, tìm kiếm sự giúp đỡ, hoặc thậm chí là bỏ đi và chỉ nhận lấy những trách nhiệm mà chúng ta phải gánh. Chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận với một lối thoát xuyên qua những rắc rối đó. Tuy nhiên, khi chúng thiếu đi sự hướng dẫn này, chúng ta vẫn sẽ giống như những đứa trẻ sợ hãi mà chúng ta đã từng. Chúng ta vẫn hành xử như trước mỗi lần lo lắng. Chúng ta có thể lớn lên, lái một chiếc xe hơi sành điệu và trông như thể đã trưởng thành; nhưng khi đối mặt với lo lắng, chúng ta lại sử dụng những kỹ năng hồi nhỏ: chúng ta hành động thái quá, chúng ta im lặng, chúng ta la hét, chúng ta nghĩ rằng mình đã hết lựa chọn, chúng ta cảm thấy bất lực, chúng ta đánh mất mọi lý trí.
Để lựa chọn cách xử lý nào là phù hợp và không thiên vị, để nhắc nhở bản thân về những gì có thể xảy ra – tận trong bản thể tâm lý sâu xa của chúng ta – vẫn là một suy nghĩ không hẳn thuyết phục: rằng chúng ta bây giờ đã trưởng thành. Hay nói cách khác, trong phản ứng với những nỗi khiếp sợ chúng ta đã biết rất rõ lúc 4 hoặc 8 tuổi, chúng ta không phải sợ hãi hay nhút nhát như chúng ta đã từng. Chúng ta có thể nâng dần sự phản kháng trực tiếp, chúng ta có thể biện luận cho bản thân mình, chúng ta có thể phàn nàn và che chở cho bản thân, chúng ta có thể tái xây dựng cuộc sống của chúng ta theo một cách mới khác.
Có hai cách để làm giảm rủi ro: loại bỏ tất cả những rủi ro trên thế giới, hoặc thay đổi thái độ với rủi ro. Hiểu rằng nhiều nỗi sợ của chúng ta xuất phát từ thuở nhỏ tương tự như cách chúng ta phản ứng với chúng có thể giải phóng chúng ta khỏi việc tưởng tượng rằng lịch sử sẽ không lặp lại chính xác như vậy. Cuộc sống lúc trưởng thành không phải khủng khiếp như cuộc sống hồi bé và phản ứng của chúng ta với nỗi sợ hãi có thể có một vài sự mạnh mẽ và quyết đoán hơn – thứ mà là đặc ân tự nhiên của tuổi trưởng thành. Chúng ta vẫn lo lắng trong những lúc nhất định nhưng có lẽ sẽ ít khắc nghiệt hơn và cũng ít bị ám ảnh bởi suy nghĩ rằng có thảm họa nào đó sắp xảy đến.
Ảnh đầu bài: Arcaion.