Bài viết được dịch từ chia sẻ gốc: The power of doing nothing at all.
—
Có một bác cá sấu già đang bơi ở rìa bờ sông. Bất ngờ, một chú cá sấu trẻ khác tiến lại gần nó và hỏi:
“Tôi đã nghe đồn nhiều rằng bác là thợ săn ác liệt nhất trong mọi đáy sông. Làm ơi, chỉ cho tôi cách bác đã làm được như thế nào với.”
Tỉnh dậy sau một giấc ngủ trưa dài ngon lành, bác cá sấu già liếc nhìn chú cá sấu trẻ, chẳng nói câu gì và lại tiếp tục ngủ.
Rất phẫn nộ và cảm thấy bị khinh bỉ, chú cá sấu trẻ liền quay ngoắt đuôi bơi về phía thượng lưu săn cá, khiến cho dòng nước phía sau sổi đầy bong bóng. Chú tự nhủ “Rồi tôi sẽ cho bác thấy”.
Một lúc sau, chú quay trở lại chỗ mà bác cá sấu vẫn đang ngủ trưa và bắt đầu khoác lác về chuyến đi săn thành công của mình.
“Cháu đã bắt được hai con cá đầy thịt hôm nay. Bác bắt được gì nào? Không con nào sao? Có lẽ, bác chẳng quá giỏi săn bắt thế đâu.”
Bình tĩnh thức dậy một lần nữa và nhìn chú cá sấu trẻ, bác cá sấu không nói gì, nhắm mắt lại và tiếp tục nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Phía dưới bụng bác là bầy cá tuế đang bơi rất nhẹ nhàng và những đám tảo xinh đẹp.
Một lần nữa, chú cá sấu trẻ giận dữ vì không nhận được phản ứng nào từ “vị tiền bối”. Chú liền bơi lên vùng thượng lưu lần thứ hai để xem mình có thể bắt được thứ gì lớn hơn không.
Sau vài giờ săn đuổi đầy quyết liệt, chú cũng săn được một con sếu nhỏ. Mỉm cười tự mãn, chú ngậm con sếu trong miệng và bơi trở lại chỗ bác cá sấu, khoái chí chỉ cho bác hiểu một thợ săn đích thực là gì.
Trong khi chú cá sấu trẻ điên cuồng làm như thế, bác cá sấu già vẫn ung dung nổi lềnh bềnh trên mặt nước như thể chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Nhưng lần này, quang cảnh xung quanh có một chút thay đổi – chỉ cách đầu bác cá sấu vài mét là một con linh dương đầu bò to lớn đang uống nước.
Nhanh như chớp, bác cá sấu già di chuyển khỏi mặt nước, vươn mình ngoặm lấy chú linh dương và kéo nó xuống nước.
Thấy cảnh đó, chú cá sấu trẻ kinh hoàng, vội nuốt ực con sếu đã săn được vào miệng rồi dồn hết mọi sự tập trung vào bác cá sấu đang hài lòng tận hưởng bữa trưa nặng gần 227 kg.
Chú cá sấu trẻ bảo bác cá sấu già: “Làm ơn… chỉ cho cháu… cách… làm thế nào bác đã làm được như thế với?”
Cuối cùng, bác cá sấu cũng lên tiếng, trong khi đang nhai nhồm nhoàm:
“Tôi chẳng làm gì cả.”
Làm điều quan trọng hay khoác loác về sự bận rộn
Khi lần đầu xây dựng JotForm, tôi cũng có nhiều điểm giống chú cá sấu trẻ ở trên – tin rằng lúc nào tôi cũng phải ở trong trạng thái đang làm gì đó thì mới có kết quả tốt đẹp.
Ở thời điểm ấy, nếu có người nói với tôi rằng bằng cách dành thời gian cho việc không làm gì cả thì kết quả nhận được còn lớn hơn thì chắc tôi đã trợn tròn mắt và trong 16 tiếng mỗi ngày sẽ chẳng làm xong việc gì hết. Với tôi, để thành công, tôi phải liên tục làm việc, mở rộng và phát triển. Bất kể thứ đang làm là gì, nguyên tắc của tôi là vẫn phải làm việc không ngừng nghỉ.
Tất cả chúng ta đều có vấn đề với sự bận rộn. Nhưng bận rộn và thành công không phải là một. Nếu chúng ta ưu tiên thời gian cho việc “không làm gì cả” thì có lẽ, kết quả chúng ta đạt được không chỉ là những chú cá nhỏ mà còn là một chú linh dương lớn hơn nhiều.
Tôi đã làm được điều này và tôi hy vọng, bạn cũng sẽ làm được điều tương tự.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng làm ít đi hay không làm gì cả nói dễ hơn làm, đặc biệt khi mà con người trong xã hội bây giờ bận rộn khủng khiếp.
Sự lây nhiễm của bận rộn thái quá
Kể từ buổi đầu lịch sử – hay ít nhất kể từ năm 425 TCN, con người đã bị rơi vào guồng quay của sự bận rộn.
Sử thi Odyssey có kể câu chuyện truyền thuyết về những người ăn quả sen – những người rất kỳ quặc cả ngày chỉ ăn hoa sen và không làm gì. Điều kỳ lạ hơn là họ lại thấy hài lòng với cuộc sống của họ.
Sau khi một số người đi cùng Odyssey ăn quả sen đó thì họ cũng trở nên giống như thế – nghĩa là cảm thấy thoải mái, thỏa mãn và thậm chí, còn có chút thờ ơ với chuyến hành trình họ đang theo đuổi. Đoán được điều này, Odysess liền ra lệnh bắt họ phải lên tàu và giăng buồm ra đi ngay lập tức.
Thật thú vị, phản ứng của Odysseus với cảm giác “không muốn làm gì” của thủy thủ tàu tương tự như phản ứng của CEO các tập đoàn, các nhà sáng lập, và huấn luyện viên bóng đá mà chúng ta biết hiện nay – những người xem thường tất cả mọi thứ mà làm giảm sự sung mãn của họ và chỉ nghiện công việc.
Họ chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm mang tên “xã hội” lớn hơn rất nhiều khi mà ai cũng sợ đến đơ người nếu nghĩ về việc mình không làm gì cả.
Cả thế giới giờ đây đo lường giá trị dựa trên sự bận rộn trong so sánh với chất lượng công việc. Theo nhiều cách khác nhau, nó đã trở thành thứ gì đó biểu tượng cho “sự bận rộn”.
Bao nhiêu lần bạn đã trải qua hoặc nghe một câu chuyện kiểu như thế này:
“Gần đây sao rồi, Mark?”
“Ôi cậu ơi, bận điên cuồng luôn!”
“Bận là tốt đó – cứ tiếp tục chiến đấu hết mình nhé!”
Về mặt tiềm thức, chúng ta bắt đầu đo lường giá trị của một con người dựa trên số giờ họ làm việc, họ bỏ ra bao nhiêu thời gian/năng lượng cho công việc, không quan tâm kể cả khi thực ra họ có đang hoặc không đang chạy lòng vòng trong văn phòng một cách lo lắng.
Trong cuốn sách Tuần làm việc 4 giờ của Tim Ferris, tác giả đã sử dụng một cách ví von đầy dí dỏm khiến suy nghĩ trên trở nên rất ngớ ngẩn, cụ thể là nếu bạn muốn thăng chức thì bạn nên tỏ ra bận rôn hơn bằng cách làm việc nhiều giờ hơn, chạy lung tung trong phòng và trả lời email liên tục.
Tuy nhiên, không sớm thì muộn, tất cả chúng ta đều sẽ phải tự hỏi chính mình rốt cuộc nhiệm vụ của chúng ta là gì – là để trở nên bận rộn hơn hay là để tạo ra ảnh hưởng cho người khác?
Một điều thú vị nữa đó là khi bạn tìm hiểu về một số người có bộ óc vĩ đại nhất hành tinh thì bạn sẽ thấy họ có một điểm chung đáng ngạc nhiên: tất cả họ đều dành thời gian cho việc không làm gì cả.
Sức mạnh của việc dành thời gian không làm gì cả
Dành khoảng thời gian không làm gì có thể sẽ là thử thách, nhất là khi mà những ngày trong tuần, chúng ta liên tục bị ngập đầu với các cuộc họp, gặp gỡ, thông báo và một danh sách dài không ngừng các đầu việc được thêm mới.
Có một số người bận rộn bắt đầu triển khai ý tưởng có tên “Think Weeks”, thêm nó vào kế hoạch hàng năm của họ. Cụ thể, có những giai đoạn kéo dài cả tuần họ chỉ dành nó để phản chiếu bản thân, đọc, suy nghĩ, bước hẳn ra khỏi thế giới công việc.
Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Tim Ferris hay Bill Gates đều đã từng áp dụng Think Weeks. Với Bill Gates, trong những năm còn điều hành Microsoft, mỗi năm 2 lần ông dành 2 tuần cho Think Weeks. Đấy không hẳn là kỳ nghỉ mà đúng hơn là ông chẳng làm gì cả trong thời gian đó. Bill Gates rất kỷ luật về Think Weeks đến nỗi mà gia đình, bạn bè và các nhân viên Microsoft còn nghĩ họ bị ông phớt lờ. Nhưng hôm nay, ông coi phần lớn thành công của Microsoft có được là từ những ý tưởng lớn mà ông đã nghĩ ra trong lúc chẳng làm gì cả.
Làm thế nào để có thời gian “chẳng làm gì cả”
Về cơ bản, bạn không phải bỏ qua gia đình hay bạn bè để dành thời gian cho Think Week. Như tôi chẳng hạn, mỗi năm tôi dành ít nhất một tuần nghỉ hoàn toàn, không làm việc ở công ty, chỉ quay trở về quê để giúp bố mẹ tôi thu hoạch ô liu. Thật may mắn khi vài ý tưởng mà tôi có được lại xuất hiện ngay chính trong khoảng thời gian này.
Vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật, bạn có thể ép bản thân mình không sử dụng bất cứ thiết bị điện tử nào, rời xa hoàn toàn công nghệ. Tắt hết điện thoại thông minh và giấu nó trong tủ quần áo. Tắt nguồn laptop và đặt nó dưới giường. Cố hết sức kiềm chế việc xem hết tập phim này đến tập phim khác trên Netflix.
Bằng cách đặt bản thân ra khỏi công việc và chẳng làm gì cả, bạn sẽ mang đến cho bộ não của bạn không gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Tâm trí của bạn sẽ có thời gian để nghĩ ra những ý tưởng mới và xử lý từng ý tưởng đã có.
Đôi khi không làm gì và chỉ nhắm mắt lại sẽ tốt hơn thay vì liên tục vận động, luôn chân luôn tay và cố hết sức để đạt được điều gì đó. Hãy cứ kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi chú linh dương bạn muốn có được lộ diện nhé.
Ảnh đầu bài: Sabri Tuzcu.
hay quá, nhưng hình ảnh ko liên quan đến bài viết lắm, hihi
Hihi, thanks bạn
Là con mèo lười đang ngủ mà không làm gì cả, sao lại không liên quan?
rất hay
Cám ơn bạn nha
Bài viết lãng lãng sao á.
thông tin hay Thợ Việt
Bài viết tốt