Bài viết được dịch từ chia sẻ gốc: Price’s Law: Why Only A Few People Generate Half Of The Results.
—
Công việc đầu tiên của tôi là bán hàng. Tôi có 25 đồng nghiệp cùng bán hàng như vậy. Sau tháng đầu tiên, tôi nhận ra có thứ gì đó khác thường.
Chỉ 4 trong số tất cả các nhân viên bán hàng mang về hơn một nửa tổng doanh số. Thời điểm đó tôi mới 17 tuổi, và tôi chẳng hiểu lý do tại sao. Những người đó là “siêu sao” của cửa hàng – những người mà không thể chạm đến được.
Tôi đã không nhận ra mối quan hệ này đúng cho gần như mọi thứ trong kinh doanh. Nó được gọi là quy tắc căn bậc hai của Giá, và nó có nguồn gốc từ giới học thuật.
Sáng tạo giá trị không có tính đối xứng
Dereck Price, một nhà vật lý người Anh, nhà lịch sử khoa học, và nhà khoa học thông tin, đã phát hiện ra một thứ về những đồng nghiệp của ông trong giới học thuật. Ông nhận ra luôn có vài người mà chi phối số lượng các xuất bản phẩm trong một chủ đề nào đó.
Giá được tìm thấy theo công thức sau (từ bây giờ được gọi là Quy luật của Giá):
50% công việc được hoàn thành bởi căn bậc hai của tổng số người mà tham gia vào công việc đó.
Trong trường hợp của tôi, điều đó có nghĩa 5 người (căn bậc hai của 25) mang về 50% doanh số. Điều đó có nghĩa Quy luật của Giá khá chính xác. Ở cửa hàng tôi làm, 4 người mang về 50 – 60% doanh số bán hàng.
Khi làm công việc này, tôi cũng nhận ra cùng một tỷ lệ như vậy ở mỗi một công ty đối tác. Sự trái ngược lớn nhất khi tôi làm việc cho một tập đoàn lớn ở London, nơi mà những nhân viên bán hàng xuất sắc nhất được thưởng rất lớn.
Một lần nữa, số lượng những người được thưởng là căn bậc hai của tổng số các nhân viên bán hàng. Điều này cũng đúng cho công ty gia đình của tôi. Ở mỗi một nơi làm việc, mối quan hệ giữa giá trị và con người là không cân xứng.
Chỉ một số ít người chịu trách nhiệm cho phần lớn việc tạo ra giá trị. Nó rất giống với nguyên lý Pareto (sự khác biệt là Giá nhìn vào mối quan hệ giữa con người và thứ họ tạo ra).
Tôi không biết về Quy luật của Giá cho tới gần đây khi tôi xem một bài giảng của tiến sĩ Jordan Peterson, một giáo sư tâm lý học và tác giả của cuốn sách 12 quy luật cuộc đời (12 rules for life).
Những ngụ ý là gì?
Trong bài giảng của mình, Peterson có nói về làm thế nào mà chỉ một số ít tác giả chi phối doanh thu bán sách. Ông có đề cập tới Stephen King, người mà chi phối danh sách các tác giả có sách bán được nhiều nhất trong nhiều thập kỷ. Ông đã bán được hơn 350 triệu cuốn sách.
J.K. Rowling bán được hơn 400 triệu cuốn. Nếu bạn nhìn vào số lượng sách được bán trong một năm, bạn có thể nhận ra tỷ lệ được mô tả bởi quy tắc của giá. Chỉ một số ít tác giả (trong số hàng trăm nghìn tác giả) mang về 50% số sách được bán. Nhưng điều đó có vẻ giống nguyên lý Pareto nhiều hơn.
Dù sao thì chúng ta cũng đừng so sách các lý thuyết. Các lý thuyết và quy tắc này thường chỉ như thế – chúng chẳng khác gì các mô hình. Thay vì vậy, hãy cùng nhìn vào các ngụ ý.
Các học giả và các blogger hiểu biết thích mổ xẻ thế giới từ ghế ngồi của họ trong khi đang uống Voss. Họ thích giải thích thế giới vận hành như thế nào.
Nhìn xem, chúng ta không có thời gian để nghiên cứu 1419 mô hình đang tồn tại. Chúng ta vẫn phải mặc quần áo mỗi sáng và làm việc để trả các hóa đơn. Nhưng đấy không phải là một cách sống năng suất.
Vâng, bạn vẫn có thể ngồi trong pháo đài nguy nga của mình và phán xét thế giới. Nhưng bạn cũng không nên chỉ trích “sự bất công bằng” trong khi đang làm việc chăm chỉ để kiếm tiền. Chúng ta hiểu, cuộc sống không hề dễ dàng.
Và những lý thuyết như Quy luật của Giá đơn thuần là các quan điểm – chứ không phải sự thật. Chúng không đúng trong mỗi một tình huống. Thế nên, trước khi những kẻ ngốc đầy kiêu căng đi ra ngoài và nói một cách đầy lý thuyết về những giới hạn của Quy luật của Giá thì hãy dừng lại và nghĩ về điều chúng ta có thể học.
Bởi vì hiểu rõ ý tưởng cơ bản của Quy luật của Giá có thể giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn.
Hãy nhìn vào công việc hiện tại của bạn. Bạn có đang ở vị trí tạo ra giá trị đáng kể không? Nếu câu trả lời là không thì hãy chuyển sang một công việc khác mà bạn CÓ THỂ làm điều đó.
Hãy trở nên thật giỏi ở điều bạn đang làm. Đó là cách duy nhất bạn có thể cung cấp giá trị. Chúng ta buộc phải thực tế. Chẳng có lối tắt nào đâu. Cần nhiều thời gian để trở nên giỏi – chứ chưa nói gì đến xuất sắc.
Tương tự, các công ty cũng tuyển nhiều hơn những nhân viên hạng A – những người mà tạo ra rất nhiều những đóng góp cho các công ty họ đã từng làm.
Đấy là một trong những bài học kinh doanh quan trọng nhất mà tôi học được đơn giản chỉ bằng cách quan sát thiểu số người mà tạo ra giá trị lớn nhất.
Hãy làm thứ gì mà bạn giỏi
Đây là lời khuyên sự nghiệp tốt nhất mà bạn có thể nhận được. Peter Drucker đã nói điều này hàng thập kỷ. Khi bạn làm thứ gì đó bạn giỏi thì bạn có thể cung cấp nhiều giá trị hơn.
Tôi áp dụng lời khuyên này mọi lúc. Chẳng hạn, tôi có thể cung cấp nhiều giá trị hơn cho công ty gia đình của mình hơn là tại một tập đoàn lớn. Tôi có thể cung cấp nhiều giá trị hơn cho blog của tôi thay vì, chẳng hạn, YouTube.
Khi bạn cung cấp nhiều giá trị hơn, bạn cảm thấy tốt hơn, thêm vào đó, bạn cũng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Chứ không phải cứ tạo ra nhiều giá trị sẽ là có một hiệu ứng phụ tồi tệ nào đó.
Cuộc sống không phải cân đối cũng không phải tuyến tính. Chỉ có số ít người trong mỗi một vị trí chịu trách nhiệm cho nửa kết quả. Chúng ta đã thiết lập ra nó.
Do đó, hãy tìm kiếm lĩnh vực mà bạn có thể trở thành một trong những số ít người quan trọng, và rồi bạn cũng sẽ nhận được phần lớn các lợi ích. Sau đó, nếu bạn nhận thấy cuộc sống của mình không dễ dàng hơn thì hãy cho tôi biết nhé.
“Do đó, hãy tìm kiếm lĩnh vực mà bạn có thể trở thành một trong những số ít người quan trọng, và rồi bạn cũng sẽ nhận được phần lớn các lợi ích”
Giống quan điểm của Paulgraham trong bài này http://paulgraham.com/wealth.html/ (Bài này rất hay)Cá nhân mình thì cũng thấy khá là đúng, rất vui khi thấy người cũng có cùng quan điểm với mình.
Chúc bạn càng ngày ra được nhiều bài viết chất lượng hơn
Cám ơn bạn nhiều nhé. hihi