Bài viết được dịch từ chia sẻ gốc: The Prime Belief.
—
Vào thế kỷ 19, một cậu bé đã được sinh ra trong một gia đình giàu có. Từ lúc lọt lòng, cậu đã mắc rất nhiều triệu chứng sức khỏe nghiêm trọng: mắt cậu có vấn đề khiến lúc bé, cậu không thể nhìn thấy mọi vật một thời gian dài; một rối loạn ở bụng khiến cậu phải ăn uống rất kiêng khem, và những cơn đau ở lưng hành hạ cậu suốt cả cuộc đời nữa.
Dù bố cậu không chấp thuận nhưng cậu vẫn khao khát được làm họa sĩ khi lớn lên. Cậu luyện vẽ rất nhiều nhưng năm này qua năm khác, mọi nỗ lực đều công cốc. Trong khi đó, anh trai của cậu lại trở thành một tiểu thuyết gia nổi tiếng thế giới.
Đến tuổi trưởng thành, những vấn đề sức khỏe của cậu càng trở nên tồi tệ hơn trước, tình cảm hai bố con lạnh nhạt dần, cậu vật lộn trong khủng hoảng và những suy nghĩ tự tử.
Mệt mỏi với hoàn cảnh của con trai, bố cậu đã tận dụng những mối quan hệ làm ăn của ông để giúp cậu được nhận vào học ở trường Y Harvard. May mắn thay, cậu rất thông minh. Cậu tự làm các bài tập. Nhưng chưa bao giờ cậu cảm thấy thân thuộc hay yên bình ở Harvard. Một ngày nọ, sau khi tới thăm một bệnh viện tâm thần, cậu trầm ngâm ghi lại từng cảm xúc của mình vào trong cuốn nhật ký và nhận thấy mình có nhiều điểm chung với các bệnh nhân hơn là các bác sĩ khác.
Không thỏa mãn với chương trình đào tạo y học tại trường, cậu tìm kiếm những cơ hội học tập khác phù hợp với mình. Cậu liều lĩnh. Cậu sẵn sàng thử bất cứ điều gì, thậm chí kể cả đó là thứ cực đoan và hoàn toàn khác biệt với những gì cậu đã làm trước đó.
Không lâu sau, cậu phát hiện có một cuộc thám hiểm về nhân loại học tới rừng mưa Amazon. Cậu đăng ký, hào hứng về việc được thoát khỏi tình cảnh hiện tại và bắt đầu chuyến hành trình mới, có lẽ để khám phá ra một điều gì đấy mới lạ và thú vị về thế giới xung quanh và cũng là về chính cậu.
Ngày ấy, những chuyến đi xuyên lục địa dài đằng đẵng, phức tạp và đầy nguy hiểm. Nhưng cậu đã vượt qua được tất cả để tới Amazon. Vừa mới ở đấy không lâu, cậu đã bị mắc bệnh đậu mùa, tưởng chừng như sẽ lìa xa cuộc đời ngay trong khu rừng nhiệt đới khi chẳng có ai bên cạnh. Cậu vội vàng rời khỏi thế giới văn minh đến với cuộc thám hiểm và giờ, nó bỏ mặc cậu.
Sau khi hồi phục từ căn bệnh đậu mùa, những cơn đau co thắt ở lưng của cậu xuất hiện trở lại và tệ hơn chưa từng thấy. Dưới bệnh tật, cơ thể cậu hốc hác, lại còn bị mắc kẹt một mình ở vùng đất lạ mà chẳng thể tìm ra bất cứ ai để trò chuyện, trong khi vẫn phải tiếp tục chống chọi với cơn đau quằn quại để sống sót mỗi ngày.
Cậu vượt qua tất cả để trở về nhà với người bố đầy thất vọng về cậu, gần 30 tuổi, vẫn thất nghiệp, thất bại trong mọi thứ mà cậu đã từng cố gắng, với một cơ thể chẳng như ý cậu muốn và không có khả năng sẽ khỏe mạnh hơn. Mặc dù nhiều cơ hội và thuận lợi đến với cậu trong cuộc sống, nhưng cậu đã không tận dụng được chúng. Duy nhất những thứ không thay đổi trong cuộc đời cậu đó là sự đau đớn và nỗi thất vọng. Cậu rơi vào tuyệt vọng đến cùng cực và lên kế hoạch tự tử.
Nhưng trước khi làm chuyện ấy, cậu đã có một ý nghĩ.
Cậu đưa ra một thỏa thuận với chính mình. Trong cuốn nhật ký, cậu viết rằng cậu sẽ thực hành một thử nghiệm. Cậu sẽ dành cả một năm để tin rằng cậu phải chịu trách nhiệm 100% với mọi thứ mà đã xảy ra với cậu, bất kể nó có là điều gì đi chăng nữa. Trong giai đoạn này, cậu sẽ làm mọi thứ bằng sức mạnh của mình để thay đổi hoàn cảnh, mặc cho kết quả. Cậu viết, nếu cuối một năm chịu trách nhiệm cho mọi thứ ấy và nỗ lực hết sức để cải thiện cuộc sống, nếu không có thứ gì trong cuộc sống của cậu thực sự thay đổi thì khi đó, sẽ rõ ràng rằng cậu thực sự vô dụng. Và khi đó, cậu sẽ tự chấm dứt cuộc đời mình.
Chàng trai trẻ tên là William James, cha đẻ của ngành tâm lý học Mỹ và là một trong những triết gia có ảnh hưởng nhất trong vòng 100 năm qua. Hiển nhiên, từ lúc sinh ra đến khi lớn lên, ông vẫn chưa đạt được những thành tựu ấy, nhưng nhờ quá trình thử nghiệm, ông đã tiến dần đến với chúng. Về sau, James coi cuộc thử nghiệm của mình như là “sự tái sinh” của chính ông, và ông cũng coi nó là nền tảng giúp ông có được thành công mà ông muốn.
Xem xét tất cả những sự tăng trưởng cá nhân tiềm năng, có một điều thấy rất rõ. Đấy là sự nhận thức rõ ràng rằng bạn chịu trách nhiệm cho mọi thứ bạn làm trong cuộc đời, bất kể mọi yếu tố bên ngoài tác động.
Vào năm 1879, 15 năm sau khi đưa ra quyết định làm gì với bản thân mình, William James đã có một bài giảng, có lẽ là nổi tiếng nhất của ông, có tựa đề “The Will to Believe” (tạm dịch: Ý chí để tin).
Trong bài giảng, ông đưa ra lý luận rằng bất kể tôn giáo hay người theo chủ nghĩa vô thần, tư bản hay cộng sản, mỗi người đều buộc phải làm theo những giá trị ở một vài cấp độ niềm tin nào đó. Thậm chí, nếu bạn không tin vào niềm tin thì tự bản thân đó cũng là một giá trị đòi hỏi niềm tin. Ông tiếp tục nói rằng nếu tất cả chúng ta buộc phải trân trọng thứ gì đó, thì khi đó có lẽ, chúng ta sẽ hướng bản thân mình tới việc trân trọng thứ mà có lợi ích nhất cho chúng ta và cho những người khác.
Khi chúng ta trở nên có trách nhiệm với những giá trị của riêng mình thì chúng ta sẽ không còn phải đấu tranh để thích ứng nhu cầu của chúng ta với thế giới. Đúng hơn là, chúng ta làm cho những trị của riêng mình thích nghi với những hoàn cảnh mà chúng ta phải đối mặt.
Hãy chịu trách nhiệm với bản thân và những giá trị của riêng chúng ta mà cho phép chúng ta cảm thấy kiểm soát mọi thứ xảy ra với chúng ta và giúp chuyển đổi những trải nghiệm tiêu cực thành những trải nghiệm tăng cường. Ý tưởng rằng chịu trách nhiệm với tất cả những bất hạnh khủng khiếp mà xảy đến với chúng ta theo cách nào đó có thể giải thoát chúng ta khỏi chúng rất khác thường, nhưng đấy là sự thật.
Trách nhiệm của chúng ta với bản thân mang đến một sự hài lòng sâu sắc hơn bằng cách cho phép chúng ta lý giải được mọi giá trị mà chúng ta đối mặt. Những đứa trẻ ngỗ ngược mang đến cho chúng ta cơ hội để trở thành bố mẹ tốt và truyền dạy tính kỷ luật và có trách nhiệm. Bị sa thải trong công việc mang đến cho chúng ta cơ hội thử nghiệm những con đường sự nghiệp mới mà chúng ta có lẽ luôn mơ về. Một cuộc chia ly khủng khiếp cho chúng ta cơ hội nhìn nhận lại bản thân một cách chân thực nhất và xem thử hành động của chúng ta có ảnh hưởng tới mối quan hệ với những người thân yêu như thế nào.
Những thử nghiệm này vẫn có thể khiến bạn bị tổn thương. Tuy nhiên, những trải nghiệm tiêu cực cũng là một phần của cuộc sống. Vấn đề không phải là liệu rằng chúng ta có phải trải qua chúng hay không mà là chúng ta sẽ làm gì khi đối mặt với chúng.
Chịu trách nhiệm cho phép chúng ta biến nỗi đau trở thành sự tăng cường, để chuyển hóa nỗi đau của chúng ta thành sức mạnh và biến mất mát thành cơ hội.
Dù hoàn cảnh như vậy, nhưng may mắn là James không bị câm. Ông hiểu rằng các giá trị đòi hỏi nhiều hơn để tin so với một lựa chọn đơn giản. Bạn không cần thức dậy mỗi ngày và quyết định, “mình là một người thành công đầy hạnh phúc” và trở thành người đó ngay lập tức. Các giá trị buộc phải được tích lũy, kiểm tra và tôi luyện qua thử nghiệm. Các giá trị chẳng có ích gì nếu chúng không thể hiện ra trong thế giới thực hay không đi kèm với một vài lợi ích hữu hình dưới dạng trải nghiệm tích cực.
Chúng ta luôn không kiểm soát được điều xảy đến với chúng ta. Nhưng chúng ta luôn kiểm soát được a) cách mà chúng ta lý giải điều xảy ra với chúng ta, và b) cách mà chúng ta phản ứng với hoàn cảnh. Lựa chọn không dùng ý thức để lý giải các sự kiện trong đời vẫn là một sự giải thích cho những sự kiện trong đời. Lựa chọn không phản ứng với các tình huống cũng là một phản ứng với các tình huống đó.
Cho dù thích hay không thì chúng ta vẫn luôn có một vị trí chủ động trong thứ sắp xảy đến với bản thân chúng ta. Chúng ta đang luôn giải thích ý nghĩa của mỗi khoảnh khắc và mỗi điều xảy ra. Chúng ta đang luôn tạo ra các giá trị cho bản thân mình và những người khác. Và chúng ta đang luôn lựa chọn hành động dựa trên những giá trị đó. Luôn như vậy. Cho dù nhận ra hay không thì chúng ta cũng đã lựa chọn các hành động của mình. Chúng ta đã chịu trách nhiệm cho những trải nghiệm tiêu cực của chúng ta. Chúng ta chỉ là lúc nào cũng không ý thức được sự thật ấy.
Ảnh đầu bài: Antonio DiCaterina.