Bài viết được dịch từ chia sẻ gốc: My Semester With the Snowflakes.
—
Vào tháng 5 năm 2019, tôi được nhận vào chương trình sinh viên Eli Whitney tại Đại học Yale. Ở tuổi 52, tôi là sinh viên năm nhất già nhất trong lớp 2023. Trước khi được nhận vào học, tôi thực sự không biết mình nên mong đợi gì. Tôi đã xem một video rất nổi tiếng trên YouTube về việc các học sinh hét vào mặt một thành viên trong bộ môn. Tôi đã xem những tin tức liên quan đến vụ bê bối tuyển sinh và rằng Yale cũng nằm trong số trường hợp không may đó. Tôi cũng đã từng nghe các sinh viên ở Yale được xem như là “những bông tuyết” trong những chiếc thùng chở toàn rác trên mạng xã hội và thi thoảng, tôi cũng thấy những tham chiếu về sinh viên các trường Ivy League (nhóm các trường đại học quyền lực nhất ở Mỹ) như là những bông tuyết trong một vài nguồn tin.
Đây là vài thông tin cơ bản về tôi. Tôi là một học sinh khó bảo và chẳng có gì ấn tượng ở trường công. Tôi tham gia quân đội năm 17 tuổi và dành gần 26 năm trong Hải quân Hoa Kỳ. Trong 26 năm đó, 22 năm tôi được chỉ định tham gia Các lệnh tác chiến đặc biệt của Hải Quân. Tôi đã trải qua khóa đào tạo SEAL hai lần, bỏ lần đầu tiên và gần như không vượt qua trong lần thứ 2. Tôi đã tham gia nhiều vụ dàn trận và bị thương trong trận chiến năm 2009 khi làm nhiệm vụ giải cứu một con tin người Mỹ.
Mỗi ngày tôi đi làm với những con người tốt hơn tôi rất nhiều. Tôi đã được đẩy lên một mức độ cao hơn của sự tồn tại bởi vì những tiêu chuẩn cao và một người cần giành được vị trí của họ, thẻ thành viên của họ trong đơn vị. Đây không phải là thỏa thuận một lần. Mỗi khi bạn đi làm, bạn cần chứng minh giá trị của bạn.
Quá trình kiểm tra khó khăn và phần trăm những người thử sức ở các đơn vị hoạt động đặc biệt và vượt qua quá trình sàng lọc là rất thấp.
Song song với đó một cách kỳ lạ, dù rằng tôi chỉ ở đây một thời gian ngắn, tôi cũng cảm thấy điều tương tự về Yale.
Sau khi nhận được email chấp nhận và quay trở lại với thực tại tôi đã quyết định chuyển đến Connecticut và cố gắng hết sức mình trong môi trường mới này. Nhiều người đã hỏi tôi tại sao tôi muốn theo học đại học ở tuổi 52, và tại sao lại là một trường nằm trong nhóm Ivy League như Yale? Tôi có thể dễ dàng ở lại Virginia và theo học một trường cao đẳng cộng đồng gần nhà. Vâng, dựa trên sự giáo dục của tôi trong quân đội, tôi đã tham gia vào một quá trình kiểm tra đầy khó khăn với chất lượng và cơ hội. Tôi đã vượt qua bài kiểm tra đó. Quan trọng hơn, tôi chỉ đơn giản muốn trở thành một con người tốt hơn. Tôi cảm thấy việc có được một nền giáo dục đẳng cấp thế giới tại một tổ chức tuyệt vời như Yale sẽ giúp tôi đạt được mục tiêu đó. Có những nơi nào khác để thu được nền giáo dục tuyệt vời như này không? Tất nhiên là có, nhưng tôi đã chọn Yale.
Lớp học đầu tiên của tôi cực kỳ đáng sợ. Tôi không biết liệu nó dành cho những cô cậu sinh viên trẻ trong lớp của tôi hay không, nhưng tôi chắc chắn là nó dành cho tôi. Đó là một cuộc hội thảo văn học với vị giáo sư tuyệt vời hàm Sterling Professor về Văn học so sánh (Comparative Literature), giáo sư David Quint. Anh là một con người tuyệt vời ở chỗ anh đã dành cả cuộc đời mình cho văn học, và anh hiểu điều mà anh đang nói. Cuộc thảo luận xoay quanh Iliad. Tôi đã đọc một chút về Iliad khi tôi ở giữa sự nghiệp quân đội của mình và rõ ràng chẳng hiểu gì hết. Lắng nghe giáo sư Quint đã chứng minh chính xác tôi đã “hiểu” cuốn sử thi nhiều thế nào. Những học sinh khác trông như con cái của tôi. Khiếp thật, chúng là trẻ con, nhưng khi chúng nói, và một vài trong số chúng nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, chúng nói như là những người lớn ăn nói rất hay. Hải quân của tôi dù có cấp cho tôi bằng tốt nghiệp về chửi rủa cũng sẽ không giúp tôi được gì ở đây. Những sinh viên trẻ này nắm bắt tốt về văn học và mặc dù chúng thiếu nhiều kinh nghiệm để vận dụng thực tế, nhưng chúng chắc chắn là đã nỗ lực hết sức để tìm ra ý nghĩa cơ bản của bài học.
Ở một thời điểm, tôi nói, “Này, tôi chỉ là một ông già ngồi đây với một đám người thông minh, nhưng tôi nghĩ…” Và tất cả chúng mỉm cười, một vài trong số chúng lo lắng bởi vì về cơ bản tôi giống như người ngoài hành tinh. Tôi là một người đàn ông già với những hình xăm trên khắp cánh tay và với một chú chó dịch vụ Dutch Shepherd, khua khua miếng dán lá cờ Mỹ trên yên cương của nó, ngồi ngay cạnh tôi. Sau đó, giáo sư Quint lại gần tôi và nói, “Này, đừng hạ thấp trí thông minh của anh thế chứ. Anh cũng thông minh đấy.”
Tôi nghĩ, tôi đã lừa anh ta! Hóa ra tôi đã không lừa anh ta chút nào khi tôi nộp bài tập đầu tiên của mình, nhưng đó là một câu chuyện khác vào lúc khác.
Sau một vài buổi học, tôi bắt đầu làm quen với một số bạn trong lớp. Mỗi một người trong số họ là một con người đầy hấp dẫn, mặc dù tuổi trẻ, nhưng họ khá nghiêm túc với việc hoàn thành công việc.
Có một cô gái trẻ đã ảnh hưởng tới tôi rất lớn. Một ngày nọ, cô ấy đến gần tôi và nói, “Cháu thực sự rất vui khi cháu có thể ở đây tại Yale và học cùng lớp với chú. Ông của cháu đã đến Yale và khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông đã rời trường để gia nhập Hải Quân và lái máy bay trong trận Thái Bình Dương. Sau đó, ông trở về nhà và quay lại Yale, nhưng ông đã không thể hoàn thành việc học. Ông tự khóa mình trong phòng, uống rượu và cuối cùng qua đời, thế nên, cháu cảm thấy như cháu đang giúp ông cháu hoàn thành ý muốn của ông ở đây tại Yale, và cháu đang làm nó với một cựu chiến binh là chú.”
Tôi đã rất ngạc nhiên và khá xúc động. Cực kỳ xúc động. Cô ấy tiếp tục: “Cháu có thể gửi cho chú một bức ảnh của ông cháu!”, và tôi nói với cô tôi rất muốn có một bức. Đêm đó, cô gửi cho tôi bức ảnh của ông mình.

Tôi đã từng đọc những câu chuyện về những người đàn ông như ông ấy và họ là anh hùng đối với tôi. Rõ ràng, ông của cô bé cũng là một vị anh hùng với cô, và cô sẽ khiến ông tự hào. Mối liên hệ với trận chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai thông qua cô cháu gái tuyệt vời của ông là một món quà. Một trong nhiều điều tôi nhận được gần như mỗi ngày trong ngôi trường tuyệt vời này. Tôi nghĩ thật đáng để dành chút thời gian ở đây, và cũng thật đáng để thừa nhận thứ mà chúng ta giờ gọi là “PTSD” (rối loạn căng thẳng sau chấn thương) luôn luôn hiện diện. Vài trong số các cựu chiến binh như chúng tôi đã thoát khỏi nó, trong khi những người khác, như tôi và người đàn ông trên máy bay này lại không thể vượt qua được.
Một ngày trong một lớp văn học khác, tôi cầm theo một cuốn sách mà tôi đã đọc cách đây rất lâu có tên là “Taxi Driver Wisdom” được viết bởi Risa Mickenberg, Joanne Dugan và Brian Lee Hughes.
Sau buổi học đó, một vài học sinh tiếp cận tôi và giải thích rằng bố của chúng là những người lái xe taxi khi họ mới đến Mỹ, và bố của chúng đã nói với chúng rằng những thứ mà đôi khi họ nghe được từ hành khách của họ thật tuyệt vời.
Hãy dành vài giây để suy nghĩ về điều đó. Những sinh viên này là những người Mỹ thế hệ đầu tiên. Bố của họ đã di cư đến đất nước này, và bắt đầu bằng việc lái xe taxi. Bây giờ, con cái của họ đang học tại Yale. Tôi là một người đàn ông yêu nước và chúng là những câu chuyện giúp tôi hiểu làm thế nào, bấp chấp dòng tiêu cự dường như vô tận xung quanh, giấc mơ Mỹ vẫn còn tồn tại và sống động. Nó làm cho trái tim tôi rộn ràng mỗi khi tôi nhìn thấy những sinh viên đó.
“Hãy để tôi làm rõ thứ gọi là “bông tuyết” này. Theo từ điển Urban, một “bông tuyết” là một “thuật ngữ ám chỉ một người mà nghĩ rằng họ duy nhất và đặc biệt, nhưng thực ra là không phải vậy. Thuật ngữ này trở nên phổ biến sau bộ phim Fight Club với câu trích dẫn ‘Bạn không đặc biệt. Bạn không phải là một bông tuyết đẹp đẽ và độc nhất. Bạn là một vật chất hữu cơ có thể bị phân hủy giống như mọi thứ khác.”
Thi thoảng, tôi nghe thuật ngữ này từ những người bạn tôi yêu mến. Họ nói những thứ kiểu như, “Mọi thứ của anh với những bông tuyết tự do trên đó thế nào rồi?”
Hãy để tôi đảm bảo với bạn, tôi không hề gặp một đứa trẻ nào mà khớp với mô tả đó. Không một sinh viên trẻ nào tôi đã gặp mà dường như nghĩ rằng chúng “đặc biệt” hơn bất cứ một cô cậu sinh viên 18 – 22 tuổi khác. Những sinh viên này làm việc cật lực. Tôi đã nhờ một vài trong số chúng giúp đỡ cho bài viết của mình. Một cô sinh viên đã tình nguyện giúp tôi bằng cách đọc và sửa “bài văn xuôi” của tôi, và để cho rõ, tôi tin rằng cô sẽ là Tổng thống một ngày nào đó. Gần đây, tôi đã nghe một trong những người bạn thân của tôi, một đứa trẻ từ Portland, Oregon, nói với tôi về vẻ đẹp của vấn đề toán học điên rồ mà nó đang làm. Có một thanh niên trẻ trong nhóm của chúng tôi lớn lên ở Alaska làm việc trên những chiếc thuyền đánh cá từ lúc còn trẻ và chơi cello. Có một phụ nữ cực kỳ trẻ từ Chicago người mà có một bài viết trên tờ Yale Daily News bày tỏ tầm quan trọng của các cuộc biểu tình công khai liên quan đến một vụ nổ súng của cảnh sát gần đây. Cô ấy và tôi là hai thái cực đối lập. Ngay từ đầu tôi là “một người gia trưởng”, và cô là một phụ nữ da đen trẻ tuổi rất hứng thú với các cuộc chống đối công khai. Không phải kiểu tâm hồn mà tôi thường thấy trong các cuộc trò chuyện của mình. Chúng tôi đến từ những thế giới khác nhau nhưng cả hai chúng tôi đều đọc những tác phẩm kinh điển với trái tim và khối óc rộng mở.
Gần đây chúng tôi đã gặp một nhà văn nổi tiếng từ một nhóm chuyên gia tư duy đang nghiên cứu về tình hình nhân văn trong môi trường đại học. Chúng tôi gồm 4 học sinh: hai sinh viên nam trẻ, một sinh viên nữ trẻ từ Chicao, và tôi, một lão già. Khi những sinh viên trẻ hơn bắt đầu bày tỏ suy nghĩ của mình, người phụ nữ trẻ (thực sự là một con kỳ lân) đã sử dụng từ “không gian an toàn” và nó đã chạm tới tôi một cách mạnh mẽ. Tôi đến từ một nơi mà khi tôi nghe thấy thuật ngữ đó, tôi sẽ đảo mắt liên tục và cười nắc nẻ. Lần này, tôi đã bất ngờ, theo đúng nghĩa đen. Nó cho tôi biết rằng điều tôi nghĩ về một “không gian an toàn” là không chính xác. Người phụ nữ trẻ này, người đã sử dụng cụm từ này, không hề sợ hãi bất cứ điều gì. Cô là sinh lực của lòng tốt và sức mạnh. Cô không cần bất cứ ai cung cấp cho mình một môi trường thoải mái. Ý của cô khi nói “không gian an toàn” đó là cô hạnh phúc khi ở trong một môi trường mà những vấn đề khó khăn có thể được thảo luận một cách cởi mở, không có nguy cơ thiếu tôn trọng hay phán xét gay gắt. Điều này hoạt động theo cả hai hướng. Ý tôi là, người phụ nữ trẻ này thoải mái, trong môi trường đại học, vật lộn với những thứ như ý tưởng của Aristote về một số người được sinh ra như là “những nô lệ tự nhiên”. Cô khá thoải mái trong không gian đó. Câu hỏi là, anh chàng da trắng 52 tuổi thoải mái như thế nào trong cuộc thảo luận đó? Nó có làm tôi không thoải mái không? Có. Tôi biết ơn vì sự khó chịu. Nghĩ về những thứ tôi không hiểu hoặc đã bỏ qua trong phần lớn cuộc đời là một điều tốt.
Cảm thấy không thoải mái là CHÌA KHÓA trong thế giới này. Không hoàn toàn khác với thế giới của các nhiệm vụ đặc biệt, nơi công việc cần phải hoàn thành, bất kể thời tiết hay cảm xúc cá nhân. Khí hậu trong cơ sở giáo dục này là thứ mà hầu hết các học sinh đều hiểu rằng PHẢI có một nơi mà mọi người có thể tấn công các ý tưởng một cách cởi mở và thảo luận về chúng một cách mạnh mẽ và tôn trọng để cải thiện tình trạng của con người. Tôi sẽ gọi đó là một “không gian an toàn” và tôi vui mừng vì những nơi đó tồn tại.
Ở đây trong chương trình “Directed Studies” (Những nghiên cứu được hướng dẫn), thay vì “nhảy ngay” vào những nguồn “tin tức” tự xác nhận yêu thích của chúng tôi, chúng tôi được cung cấp một văn bản bất chấp thời gian với những ý tưởng lớn và sau đó, chúng tôi ném chúng ra sàn nhà và bắt đầu thảo luận với những người, mà như tôi đã đề cập từ trước, đã viết ra các văn bản đó và ý nghĩa của họ, thiên hướng của họ.
Theo tôi, những bông tuyết thực sự là những người mà sợ hãi trong tình huống đó. Những tâm hồn đáng thương mà không bao giờ nắm lấy cơ hội thảo luận ý tưởng trong một nhóm những người mà sẽ rất có thể không đồng tình với quan điểm của họ một cách đầy tôn trọng. Tôi thách thức bất kỳ ai trong số những người quá khích ngoài kia thực sự ngồi xuống với một nhóm người mà bất đồng quan điểm với họ và cởi mở để thay đổi suy nghĩ. Tôi đang không nói về việc gửi gắm niềm tin sâu sắc của bạn vào những dòng chia sẻ trên Twitter/Facebook/Instagram để có sự đồng thuận từ những người mà “theo dõi” bạn. “Không gian an toàn” phi thực tế đó nơi mà trách nhiệm cho những từ ngữ của một người về cơ bản là không có giá trị. Tôi chắc chắn rằng tâm trí của tôi đã thay đổi ở đây tại Yale. với tôi, không hề có sự mất danh dự trong việc mắc sai lầm và học hỏi. Chỉ có sự mất danh dự trong sự thờ ơ cố ý và có sự mất danh dự trong sự thiếu tôn trọng.
Vào ngày cựu chiến binh, một khung cảnh tuyệt vời đã xảy ra trên khuôn viên Cross. Một bó cờ Mỹ đã được đặt ở đó. Tôi dừng lại trên đường đi bộ buổi sáng đến lớp và chụp ảnh con chó của tôi trước bó cờ đó và gửi chúng cho những người bạn của tôi. Sau đó vào một lúc trong ngày, một sinh viên trẻ đã đặt một chiếc găng tay màu đỏ lên một trong những lá cờ vì cô muốn chứng tỏ sự không hài lòng của mình với một thứ gì đó… tôi không chắc chắn đó là gì.
Cùng buổi chiều hôm ấy, sau bài giảng, một số bạn học của tôi từ chương trình Directed Studies, đã cho tôi thứ này:

Đó là một tấm thiệp cảm ơn vì sự phục vụ của tôi đối với đất nước. Tôi rất khiêm nhường và bất ngờ.
Những đứa trẻ chăm chỉ này rất tốt bụng và chu đáo. Khác xa hoàn toàn với bức tranh mà thường được vẽ về chúng.
Một trong những giáo sư của tôi, một giáo sư triết học, đã từng nói với tôi rằng “một người lãnh đạo giỏi là người xây dựng cây cầu”. Giáo sư David Charles là người mà đã giảng dạy những người trẻ tuổi sáng dạ, và những người già và chậm như tôi, môn học khó nhất đối với tôi, tại Oxford, và bây giờ là tại Yale. Anh đã làm điều này trong hơn 30 năm liền. Anh cực kỳ khiêm tốn và rất tử tế, bên cạnh việc lỗi lạc. Tôi được tạo động lực bởi những lời nói của anh và tôi muốn xây dựng những cây cầu và dẫn dắt, theo một cách nhỏ nào đó, một cuộc trò chuyện ở nơi mà chúng ta ngừng chỉ ra những sự khác biệt được thừa nhận ở nhau, hay nhóm này với nhóm kia, và bắt đầu tìm ra những sự tương đồng. Chúng ta không cần có nhiều hơn những xích mích kẻ cả trong nhân loại. Chúng ta cần ít hơn. Một bước theo hướng ít ma sát xã hội là tìm kiếm sự tương đồng. Một bước nữa, và một bước vô cùng cần thiết, đó là sự tôn trọng.
Bây giờ, trước khi bạn nghĩ tôi đang thuyết giảng, làm ơn hiểu rằng tôi đến từ một nơi mà tôi hoàn toàn trái ngược với ý tưởng này. Tôi tìm kiếm lý do để coi thường những quan điểm của những người mà tôi không tôn trọng. Tôi đánh giá thấp ý tưởng của những người mà tôi cảm thấy như không giành được quyền chia sẻ những gì trong tâm trí họ. Đặc biệt, khi nói đến vấn đề an ninh quốc gia, tôi cảm thấy rằng nếu bạn không cầm súng đi vào chiến trận thì tôi chẳng thèm quan tâm đến quan điểm của bạn là gì.
Tôi muốn coi đây như là viên gạch đầu tiên của mình trong nỗ lực xây dựng một cây cầu giữa con người với nhau ở đây tại Yale và những người như tôi trước khi tôi đến đây. Chúng ta cần tất cả mọi người mà quan tâm tới thử nghiệm này của nước Mỹ để đóng góp và làm nó thành công. Con người chúng ta có nhiều điểm chung hơn là khác biệt. Cám ơn Yale, vì đã giúp tôi trở thành một người xây dựng cây cầu đầy tham vọng ở tuổi 52.
Trong bài phát biểu chào mừng ở đầu kỳ học này, với tất cả sinh viên năm nhất ngồi ở Woosley Hall, tôi ngồi cạnh một cựu chiến binh khác, một người đã từng phục vụ trong phi đoàn 82, hiệu trưởng Salovey nói:
“Có rất nhiều điều chúng ta không hề biết. Chúng ta hãy cùng nhau nắm lấy sự khiêm nhường – sự sẵn sàng của chúng ta để thừa nhận điều mà chúng ta chưa khám phá được. Sau cùng, nếu bạn biết mọi câu trả lời, bạn không cần đến Yale. Và nếu nhân loại biết mọi câu trả lời, thế giới cũng không cần Yale.”
Bây giờ, quay trở lại với cây cầu đó, tôi cần phải tìm ra cách để thực sự xây dựng được một cây cầu. Thật tốt là tôi đã tìm thấy một nơi mà tôi có thể nhận được sự giúp đỡ. Nếu nơi này được bao phủ bởi “những bông tuyết” thì tôi tự hào mình là một trong số chúng. Tôi là một bông tuyết với một trái tim màu tím.
Bình an.
—
Bạn học được những gì từ bài viết này? Với mình, đó là:
- Không ngừng học hỏi. Tuổi tác không hề liên quan tới ước muốn được học tập và phát triển bản thân.
- Cởi mở đón nhận những luồng ý kiến trái chiều và cùng chiều. Lắng nghe với sự tôn trọng.
- Mỗi người đều có một câu chuyện khác nhau. Khi chúng ta cởi mở thì họ cũng sẽ cởi mở với chúng ta.
Ảnh đầu bài: Pixabay