Bài viết được dịch từ chia sẻ gốc: When Success Brings You Loneliness.
—
Bố của tôi thường nói với mọi người rằng, nếu được cho chọn giữa đọc một cuốn sách hoặc chạy một dặm thì tôi, con gái lớn nhất của ông, sẽ chọn làm cả hai.
Ông không sai. Tôi là người luôn bị ám ảnh với việc phải đạt được mọi thứ vượt quá mong đợi một cách thái quá. Khi còn nhỏ, tôi viết nguệch ngoạc vào một mảnh giấy “những mục tiêu trong đời”. Tôi thường đánh bại mọi thử thách tìm kiếm nguồn tài chính cho trường tiểu học. Lớn lên, tôi vẫn làm việc ngay cả khi đang nằm trên giường bệnh viện trước giờ sinh đứa thứ 4 với mong muốn vượt qua mục tiêu thu nhập mà tôi đã đặt ra cho bản thân mình cả năm.
Tôi không nói khoác, nhưng gần đây rõ là có một điều kỳ lạ đã xảy ra với tôi: rằng, sau nhiều năm bị cuốn vào một mục tiêu duy nhất là nỗ lực hoàn thành các hoài bão cá nhân, tôi đã hoàn thành được mọi thứ tôi cố gắng đạt được và giờ tôi nhận ra tôi rất khổ.
Tôi dành nhiều năm tập trung vào những mục tiêu chính của tôi: xuất bản một cuốn sách, chạy bán marathon, mua một căn nhà. Nhưng với đặt tất cả những thứ đó phía sau, tôi nhận thấy mình lênh đênh trong sự phiền muộn, vô định. Tôi không biết tôi nên làm gì với bản thân mình nữa.
Hóa ra, thứ tôi đã trải qua khá giống với những người luôn muốn làm mọi thứ tốt hơn mong đợi. Melody Wilding, một huấn luyện viên về năng suất và là giáo sư về hành vi con người ở trường Cao đẳng Hunter ở New York nói, bà nhận thấy hiện tượng này rất thường xuyên ở những khách hàng của mình – nên bà đặt tên cho nó là: Honor roll hangover (tạm dịch: dư âm của những kẻ xuất sắc).
Theo Wilding, dư âm này xuất hiện ở những người có tính cách cầu tiến, nhiều hoài bão – những người người mà sẵn sàng làm việc quên mệt mỏi để đạt được những mục tiêu của họ, nhưng sau đó lại tiếp tục trải qua sự trống rỗng bên cạnh việc đạt được những mục tiêu. Cứ tưởng tượng một người mà tin rằng trèo lên đỉnh núi sẽ mang đến cho anh ta một góc nhìn kỳ vĩ từ trên cao – thì chỉ khi ở đó, anh ta mới nhận thấy ở phía dưới đầy rẫy những tảng đá lởm chởm, và rồi anh ta cảm thấy rất, rất mệt.
“Có một sự ảo tưởng, nghi ngờ bản thân như thế này, “Mình đã làm gì sai? Mình đã làm tất cả mọi thứ mình đã định, nhưng giờ đây mình vẫn không hạnh phúc”. Đi kèm với sự thất vọng, chán ngán và thậm chí giận dữ, bà nhận ra những người trải qua dư âm ấy chỉ hoàn toàn kiệt sức khi họ chạm tới rìa của họ.”
Bà nói, “Nhiều lần, chúng ta bàn tán về những người làm việc cật lực trong 20 năm liền”. Chính vì điều này mà “đôi khi họ không hề có năng lượng để nghĩ về điều họ thực sự muốn hoặc điều gì họ nên làm tiếp theo” sau khi đạt được mục tiêu.
Thông thường, vấn đề không nằm ở mục tiêu mà là cách chúng ta gắn bản thân mình với những mục tiêu đó. “Điển hình, những người có hoài bão lớn thường coi mục tiêu thái quá”. “Chúng ta để giá trị bản thân phụ thuộc vào chúng.” “Nếu tôi đạt được thứ đó, tôi mới giỏi và có giá trị. Và nếu tôi không, tôi chẳng ra gì, vô giá trị và tồi tệ.”
Nghiên cứu chỉ ra quá mong muốn đạt được mục tiêu có thể dẫn tới hậu quả xấu, cụ thể là động lực bên trong bị giảm và bạn “cháy sạch” (burnout). Nghiên cứu khác cho thấy việc đặt mục tiêu có thể trở thành cơn nghiện: hệ thống giải thưởng của não bộ được kích hoạt bởi quá trình thiết lập và theo đuổi mục tiêu thay vì đạt được nó. Điều này có lẽ giải thích tại sao hàng loạt những người “săn” mục tiêu vẫn tiếp tục theo đuổi chúng thậm chí cả khi họ không tìm thấy hạnh phúc mà họ nghĩ họ muốn.
Phá vỡ vòng xoay đó – hoặc tránh nó ngay từ ban đầu – nghĩa là nhận ra khi nào thì mục tiêu không còn phục vụ bạn nữa. Theo Sam Maniar, nhà tâm lý học và chủ tịch của Trung tâm Tư vấn Peak Performance thì bước đầu tiên đó là tìm kiếm 3 dấu hiệu:
- Khi thiết lập mục tiêu khiến bạn căng thẳng hơn là lợi.
- Khi nó không còn tạo động lực cho bạn nữa.
- Khi bạn bị gắn chặt vào kết quả thay vì quá trình.
Nếu bạn nỗ lực hướng tới điều gì đó nhưng lại nhận ra ít nhất một dấu hiệu trong số danh sách này thì đấy chính là lúc bạn cần dừng lại, thay vì tiếp tục bám theo một thứ mà chỉ mang đến cho bạn những cảm giác hài lòng ảo tưởng, chẳng bao giờ thành sự thật.
Bước cuối cùng – hiểu rõ sự khác biệt giữa quá trình và kết quả – đặc biệt quan trọng khi bạn đánh giá mục tiêu mà bạn đã đặt ra cho chính mình. Đánh giá mục tiêu cho phép mỗi người tập trung vào “lý do tại sao” phía sau hành động, trái ngược với kết quả cần đạt được – điều mà có thể dồn bạn về việc làm thật nhiều chỉ vì bạn đã nói bạn đã làm. “Chẳng hạn, nếu bạn có thể học cách tận hưởng hoặc trân trọng sự bình an trong tâm trí có được từ việc chạy bộ, thay vì cố gắng chạy thật xa trong một khoảng thời gian nhất định thì có khả năng sự kiên trì của bạn sẽ lâu hơn theo thời gian”, Maniar giải thích.
Wilding ủng hộ việc thi thoảng nên “cai” đặt mục tiêu – nếu bạn có cảm giác lênh đênh, trống rỗng sau khi đạt được một mục tiêu thì hãy dành thời gian nghỉ ngơi trước khi đặt ra mục tiêu mới. Đặt bản thân vào trạng thái ít nhu cầu, ít hoài bão, không có thứ gì thúc ép bạn và tìm kiếm một động lực mới, chẳng hạn, bởi vì chúng thú vị, vui hay bởi vì chúng mang đến cho bạn cảm giác mãn nguyện thực sự.
Ảnh đầu bài: Estée Janssens.