Bài viết được dịch từ chia sẻ gốc: The Four Pillars Of A Fulfilling Career.
—
Bạn có thể dành ít nhất 50% thời gian bạn không ngủ tại công ty, làm việc, hay nghĩ về công việc. Chân thành mà nói, phần trăm này còn khá khiêm tốn. Với phần lớn chúng ta, công việc chiếm gần như 80% thời gian và năng lượng. Nó luôn ở trong tâm trí chúng ta mọi lúc.
Không có gì ngạc nhiên rằng cứ 2 người thì có 1 người không hạnh phúc với sự nghiệp của họ. Chúng ta đánh đổi thời gian quý giá cho sự thất vọng và tiền bạc.
Bạn đã từng nghĩ tới điều đó chưa? Cách đây 4 năm, tôi cũng thất vọng với sự nghiệp của mình. Và bởi vì công việc đóng vai trò quan trọng như vậy nên lúc ấy, với tôi, cuộc đời mình cảm tưởng như một thứ rác rưởi vậy.
Tôi không nói bạn lúc nào cũng nên yêu công việc và rằng sự nghiệp của bạn là một thứ to tát. Không, có vài ngày tôi cũng chẳng thích sự nghiệp của mình hiện tại. Nhưng tôi 100% thoải mái với cách mà tôi tiêu xài thời gian của mình.
Bạn hiểu điều tôi đang phát hiện ra chứ? Một sự nghiệp viên mãn còn có nhiều yếu tố khác mà bạn phải hiểu đúng. Nếu không thì cuối cùng, bạn sẽ ghét cuộc sống của mình. Đến bây giờ, tôi đã nhận ra được 4 trụ cột của một sự nghiệp viên mãn.
Đa phần chúng ta chỉ nhận ra được một hoặc hai trụ cột này. Nhưng giống như bạn và tôi đều biết; một nền tảng không ổn định sẽ không tồn tại lâu được. Nếu nền của một ngôi nhà cần 4 chiếc trụ thì bạn không thể nào xây dựng một ngôi nhà chỉ với hai trụ được.
Có thể bạn vẫn xây được một ngôi nhà chỉ với 3 cột trụ, nhưng nếu bạn muốn ngôi nhà vẫn vững chãi trong nhiều thập kỷ thì làm đủ số cột cần thiết là điều thông minh. Xây dựng sự nghiệp cũng tương tự như vậy.
Dưới đây là 4 trụ cột của một sự nghiệp viên mãn. Kiểm tra xem thử bạn đã có bao nhiêu cái nhé?
Trụ cột 1: Sự bù đắp về tiền bạc
Bao nhiêu tiền bạn kiếm được với công việc bạn đang làm thì bạn mới cảm thấy thấy mình có giá trị – đó là ý nghĩa của sự bù đắp. Tiền không phải chỉ nằm ở địa vị hay những thứ vật chất. Khi bạn làm việc gì đó có giá trị, bạn nên được tưởng thưởng cho điều đó. Đấy là điều mà tôi cố gắng đạt được.
Nhưng đồng thời, chúng ta cũng cần nhắc nhở bản thân về điều gì thực sự quan trọng trong cuộc sống. Theo đuổi tiền bạc chỉ vì muốn có nhiều tiền hơn chưa bao giờ dẫn tới một kết cục tốt đẹp. Học cách quản lý tiền bạc là một trong những thứ quan trọng nhất mà bạn có thể làm cho chính mình.
Khi bạn thực sự có thể tiết kiệm được một khoản tiền từ số tiền bạn kiếm được, bạn sẽ yên tâm hơn về tương lai. Và khi bạn yên tâm hơn thì bạn có thể làm công việc tốt hơn. Nó sẽ giúp bạn kiếm thêm nhiều tiền.
Trụ cột 2: Công việc
Khi bạn luôn ưu tiên sự bù đắp về tiền bạc hơn là công việc mình đang làm thì bạn sẽ không cảm thấy vui vẻ về sự nghiệp. Đôi khi, mọi người có thể dành nhiều năm liền làm công việc mà họ ghét để có thể kiếm đủ tiền họ muốn.
Tôi không thích điều này bởi vì tôi coi trọng thời gian hơn tiền bạc. Tôi muốn đảm bảo rằng tất cả những thời giờ tôi đặt vào công việc, tôi đều thực sự thích thú với nó. Hiển nhiên, bạn cũng có thể tận hưởng những khó khăn và sự thoải mái trong công việc.
Bạn có thể rèn luyện bản thân mình để yêu thích những thử thách. Nhưng có một điều kiện: bạn phải tin tưởng vào công việc mình đang làm. Nếu không thì bạn sẽ có cảm giác như tất cả đều là lãng phí thời gian. Đưa ý nghĩa vào công việc bạn đang làm sẽ giúp bạn xóa tan suy nghĩ đó.
Trụ cột 3: Cách sống
Tôi đã thử nhiều cách sống: Đi làm việc ở nơi xa, sống trong một thành phố lớn hay sống một cuộc sống trầm lặng. Tôi thích cái cuối nhất bởi vì nó phù hợp với tính cách và các mục tiêu hiện tại của tôi.
Chẳng hạn, nếu bạn không thích đi lại nhiều – đừng làm tư vấn kinh doanh cho một hãng lớn. Nghe có vẻ là suy nghĩ thông thường trong cuộc sống nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng bao nhiêu người ghét cách sống lúc nào cũng dính liền với công việc.
Không thích những ngày dài đằng đẵng? Đừng làm việc cho các start-up. Đơn giản thế thôi. Tuy nhiên, bạn buộc phải thành thực với chính mình. Đa phần mọi người thường nói dối chính họ: “Tôi sẽ quen với việc phải mất hai tiếng đồng hồ mới đến công ty”. Không, bạn sẽ không đâu.
Do đó, hãy lựa chọn một công việc phù hợp với lối sống của bạn. Lựa chọn này sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn trong cuộc sống. Khi còn trẻ, bạn không ngại việc sống trong một thành phố rộng lớn và liên tục phải đi ra bên ngoài. Nhưng nếu muốn tạo ra một thứ gì đó thực tế trong cuộc sống thì lúc này bạn mới hiểu, bạn không thể sắp xếp thời gian cho nó. Bạn cần làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi và cứ như vậy. Trong trường hợp này, tốt hơn là sống ở một thành phố nhỏ hơn để chi tiêu ít hơn.
Trụ cột thứ 4: Đóng góp
Tất cả chúng ta đều muốn cảm thấy được trân trọng và tạo ra được thứ có ý nghĩa trong sự nghiệp của mình. Bạn không phải thay đổi cả thế giới hay giúp đỡ cả triệu người. Đa phần chỉ muốn tạo nên những đóng góp có ý nghĩa.
Trong hầu hết các tổ chức, thực tế là chỉ một nhóm nhỏ người chịu trách nhiệu cho phần lớn các kết quả (Quy luật của Giá).
Một khi hiểu điều này, chúng ta phải đặt bản thân mình ở vị trí mà giúp chúng ta trở nên có giá trị. Không chỉ bởi vì chúng ta muốn kiếm tiền hay có địa vị. Những người chỉ tin như vậy không thể tốt đẹp lâu dài được. Quy luật của Giá đều là về việc tạo ra sự đóng góp. Tất cả chúng ta đều cần có những đóng góp giá trị để cảm thấy hài lòng.
Giờ đây, về cơ bản bạn không cần phải trở thành người quan trọng nhất trong tổ chức của bạn. Nhưng bạn sẽ muốn bị phớt lờ khi bạn không thể hiện được gì trong công việc.
“Làm thế nào tôi tìm thấy sự nghiệp như vậy cho mình?”
Tôi ước tôi có thể cho bạn một câu trả lời thẳng thắn. Nhưng sự thật là chúng ta đang sống trong một thế giới cạnh tranh. Chỉ hãy nghĩ về nó. Có ai không thích có một sự nghiệp trong mơ chứ? Câu trả lời là “chắc chắn rồi”.
Nhưng tại sao quá nhiều người lại có những công việc nhảm nhí đến vậy? Tôi không nghĩ đó là bởi vì bạn thông minh, xinh đẹp hay dễ thương thế nào – đó là về sự cam kết.
Để có một sự nghiệp trong mơ, bạn phải đi ra bên ngoài và tạo ra nó. Không hề có một công việc phù hợp với tất cả mọi người. Bạn buộc phải bắt đầu từ tay trắng và sau đó biến nó thành một thứ gì đó có ý nghĩa.
Một khi nhận ra sự nghiệp phải được tạo ra chứ không phải được tìm thấy; mọi thứ trong cuộc đời tôi đã thay đổi. Thế nên, hãy dừng tìm kiếm điều mà bạn đang tìm kiếm và bắt đầu TẠO RA sự nghiệp của bạn thôi.